Hệ thống sổ sách kế toán nội bộ. Lưu ý khi bàn giao sổ sách kế toán nội bộ!

Đối với dân kế toán tài chính, các công việc liên quan đến kế toán nội bộ cần chú trọng và lưu ý nhiều vấn đề liên quan đến các phát sinh thực tế. Dưới đây là tổng hợp sổ sách kế toán nội bộ cần có và lưu ý khi bàn giao chúng.

Nếu doanh nghiệp bạn cần tìm hiểu rõ về kế toán nội bộ, hoặc bạn mới vào nghề kế toán thì không nên bỏ qua bài viết dưới đây!

Khái niệm kế toán nội bộ

Kế toán nội bộ hay là kế toán quản trị chịu trách nhiệm tập hợp tất cả các phát sinh thực tế (có và không có hóa đơn, chứng từ), nhằm xác định tình hình tài chính, lỗ và lãi thực tế của doanh nghiệp.

Kế toán nội bộ bao gồm các phần công việc: Kế toán quỹ tiền mặt, kế toán kho, kế toán ngân hàng, kế toán tiền lương, kế toán bán hàng, kế toán công nợ, kế toán tổng hợp

Một số lưu ý khi bàn giao sổ sách kế toán nội bộ

Với kế toán nội bộ khi nhận bàn giao cần phải lưu ý:

  • Kiểm kê quỹ tiền mặt còn tồn thực tế đến ngày nhận bàn giao.
  • Kiểm kê kho hàng hóa, chú ý nếu có mặt hàng nào hỏng, kém chất lượng phải lập biên bản ngay.
  • Ghi nhận công nợ với người mua, người bán đến thời điểm hiện tại. Ghi lại những khách hàng, nhà cung cấp nào là khách hàng lớn, đâu là những đơn vị có công nợ lớn, nợ khó đòi.
  • Cuối cùng, cũng như bàn giao công tác kế toán bình thường, sau khi kiểm kê và chứng thực đầy đủ các giấy tờ thì hai kế toán cũ và mới cùng lập một biên bản bàn giao công việc rồi ký xác nhận vào đó.

Lưu ý là việc ký nhận cần có sự chứng kiến của một người thứ 3 có đủ uy tín và thẩm quyền. Đây là một nguyên tắc cực kỳ quản trọng bởi sau khi bàn giao công tác kế toán xong thì kế toán cũ coi như đã hết trách nhiệm. Nếu có bất kỳ sai sót nào phát sinh thì sẽ rất khó để nhờ hỗ trợ.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng không nên quá lo lắng về vấn đề này. Nếu công tác kế toán của doanh nghiệp được tổ chức tốt thì việc bàn giao sẽ diễn ra rất suôn sẻ, đồng thời tiết kiệm được thời gian và hạn chế tối đa các lỗi.

>> Xem thêm: Cách sử dụng phần mềm kế toán cho người mới bắt đầu.

Tổng hợp hệ thống sổ sách kế toán dành cho kế toán nội bộ

hệ thống sổ sách kế toán nội bộ
Hệ thống sổ sách kế toán nội bộ

Tùy theo quy mô của từng doanh nghiệp mà hệ thống sổ sách kế toán, biểu mẫu chứng từ kế toán được áp dụng sẽ khác nhau.

  1. Đối với Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh: Áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 88/2021/TT-BTC:
STTTên chứng từKý hiệu
ICác chứng từ quy định tại Thông tư 88/2021/TT-BTC 
1Phiếu thuMẫu số 01-TT
2Phiếu chiMẫu số 02-TT
3Phiếu nhập khoMẫu số 03-VT
4Phiếu xuất khoMẫu số 04-VT
5Bảng thanh toán tiền lương và các khoản thu nhập của người lao độngMẫu số 05-LĐTL
IICác chứng từ quy định theo pháp luật khác 
1Hóa đơn 
2Giấy nộp tiền vào NSNN 
3Giấy báo Nợ, Giấy báo Có của ngân hàng 
4Ủy nhiệm chi 
STTTên sổ kế toánKý hiệu
1Sổ chi tiết doanh thu bán hàng hóa, dịch vụMẫu số S1- HKD
2Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóaMẫu số S2-HKD
3Sổ chi phí sản xuất, kinh doanhMẫu số S3-HKD
4Sổ theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế với NSNNMẫu số S4-HKD
5Sổ theo dõi tình hình thanh toán tiền lương và các khoản nộp theo lương của người lao độngMẫu số S5-HKD
6Sổ quỹ tiền mặtMẫu số S6-HKD
7Sổ tiền gửi ngân hàngMẫu số S7-HKD

2) Đối với Doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ: Áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 133/2016/TT-BTC:

Một số câu hỏi thường gặp

Kế toán nội bộ là gì?

Kế toán nội bộ hay là kế toán quản trị chịu trách nhiệm tập hợp tất cả các phát sinh thực tế (có và không có hóa đơn, chứng từ), nhằm xác định tình hình tài chính, lỗ và lãi thực tế của doanh nghiệp.

Bàn giao sổ sách kế toán nôi bộ cần lưu ý gì?

– Kiểm kê quỹ tiền mặt còn tồn thực tế đến ngày nhận bàn giao.
– Kiểm kê kho hàng hóa, chú ý nếu có mặt hàng nào hỏng, kém chất lượng phải lập biên bản ngay.
– Ghi nhận công nợ với người mua, người bán đến thời điểm hiện tại.
– Sau khi kiểm kê và chứng thực đầy đủ các giấy tờ thì hai kế toán cũ và mới cùng lập một biên bản bàn giao công việc rồi ký xác nhận vào đó.

Lời kết

Trên đây là tổng hợp các sổ sách cần cho kế toán nội bộ và một số lưu ý khi bàn giao kế toán nội bộ. Nếu các bạn muốn tư vấn thêm về các vấn đề liên quan đến Phần mềm kế toán CyberBook hoặc về việc quyết toán thuế, lập báo cáo tài chính, hạch toán,… thì có thể liên hệ ngay đến đội ngũ tư vấn của chúng tôi. Hoặc theo dõi thường xuyên các bài viết và tin tức được cập nhật thường xuyên trên website cyberbook.vn

—————————

Phần mềm kế toán trực tuyến CyberBook