Quy định xuất hóa đơn tạm ứng hợp đồng cần lưu ý

Xuất hóa đơn tạm ứng hợp đồng

Xuất hóa đơn là công việc đầu ngày của kế toán tại các doanh nghiệp. Vậy xuất hóa đơn tạm ứng hợp đồng có các quy định như thế nào? Cơ sở pháp lý của xuất hóa đơn? Thời điểm nào được xuất hóa đơn? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của CyberBook.

Hóa đơn và các loại thuế cơ bản

 Các loại hóa đơn phổ biến hiện nay gồm có: 

  • Hóa đơn giá trị gia tăng
  • Hóa đơn bán hàng
  • Hóa đơn bán hàng (cá nhân, tổ chức trong khu phi thuế quan)
  • Các chứng từ cũng được coi là hóa đơn như: phiếu xuất kho kiêm vận chuyển hàng hóa nội bộ, phiếu xuất kho gửi bán hàng đại lý

Theo quy định của pháp luật, các khoản thuế mà doanh nghiệp Việt Nam cần nộp đó là: Thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, thuế xuất nhập khẩu, thuế tài nguyên, thuế bảo vệ môi trường, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế đăng ký kinh doanh và thuế môn bài.

Cơ sở pháp lý của xuất hóa đơn

Cơ sở pháp lý của xuất hóa đơn được quy định tại:

  • Thông tư số 219/2013/TT-BTC
  • Nghị định số 209/2013/NĐ-CP
  • Thông tư số 39/2014/TT-BTC
  • Nghị định số 04/2014/NĐ-CP
  • Công văn số 13675/BTC-CST ngày 14/10/2013 của Bộ Tài chính
  •  Công văn số 42900/CT-TTHT ngày 26/6/2017 của Cục thuế Hà Nội
Xuất hóa đơn tạm ứng hợp đồng
Xuất hóa đơn tạm ứng hợp đồng khi nào?

Thời điểm xuất hóa đơn

Thời điểm lập hóa đơn được quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP với các trường hợp cụ thể như sau:

  • Thời điểm lập hóa đơn đối với bán hàng hóa (bao gồm cả bán tài sản nhà nước, tài sản tịch thu, sung quỹ nhà nước và bán hàng dự trữ quốc gia) là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua.
  • Thời điểm lập hóa đơn đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành công việc cung cấp dịch vụ. Trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn được coi là thời điểm thu tiền (không bao gồm trường hợp thu tiền cọc hoặc tạm ứng để đảm bảo thực hiện hợp đồng).
  • Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc không bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.
  • Các trường hợp cung cấp dịch vụ với số lượng lớn, phát sinh thường xuyên, cần có thời gian đối soát số liệu giữa doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, khách hàng, đối tác, thời điểm lập hóa đơn là thời điểm hoàn thành đối soát dữ liệu giữa các bên nhưng chậm nhất không quá 7 ngày của tháng sau tháng phát sinh việc cung cấp dịch vụ (hoặc không quá bảy ngày kể từ ngày kết thúc kỳ quy ước).
  • Đối với các hoạt động xây dựng, lắp đặt, thời điểm lập hóa đơn là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành.

Theo quy định trên thì: 

  • Trường hợp nhận tiền đặt cọc, tiền tạm ứng để bảo đảm thực hiện hợp đồng mà tại thời điểm nhận tiền chưa cung cấp dịch vụ, chưa thực hiện hợp đồng thì không cần phải lập hóa đơn đối với khoản tiền đặt cọc hoặc đã tạm ứng đó.
  • Trường hợp thu tiền trước theo hợp đồng bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoặc trong khi cung ứng hàng hóa, dịch vụ thì phải lập hóa đơn theo quy định. Thời điểm lập hóa đơn theo quy định tại Điều 9, Nghị định 123/2020/NĐ-CP.

Mức phạt xuất hóa đơn sai thời điểm

Theo Khoản 3, Điều 11, Thông tư 10/2014/TT-BTC ngày 17/1/2014, doanh nghiệp bị phạt từ 4 triệu đồng – 8 triệu đồng đối với các hành vi sau:

  • Thời điểm lập hóa đơn không đúng theo quy định.
  • Phạt cảnh cáo đối với hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm dẫn đến chậm trễ thực hiện nghĩa vụ thuế nhưng có tình tiết giảm nhẹ. Trường hợp không có tình tiết giảm nhẹ, doanh nghiệp bị áp dụng mức phạt tiền ở mức tối thiểu của khung hình phạt.

Kết luận

Bài viết trên đây là những chia sẻ của CyberBook về quy định khi xuất hóa đơn tạm ứng hợp đồng. Hy vọng có thể cung cấp các thông tin hữu ích cho quý bạn đọc. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ 1900 2038 để được giải đáp.

—————————

Phần mềm kế toán trực tuyến CyberBook