Vốn điều lệ và vốn thực góp có giống nhau?

Vốn điều lệ và vốn thực góp

Khi tiến hành làm thủ tục để thành lập doanh nghiệp, các chủ thể kinh doanh thường bắt gặp hai thuật ngữ về vốn đó là vốn điều lệ và vốn thực góp. Vậy làm thế nào có thể phân biệt được các thuật ngữ này? Theo dõi bài viết của CyberBook ngay nhé.

Vốn điều lệ là gì?

Căn cứ vào Khoản 34, Điều 4, Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 quy định: “Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.”

Tùy theo từng loại hình doanh nghiệp mà vốn điều lệ đối với mỗi loại hình doanh nghiệp được quy định khác nhau.

Vốn thực góp của doanh nghiệp là gì?

Căn cứ vào Khoản 18 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 59/2020/QH14 thì góp vốn được hiểu là việc đóng góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty, bao gồm góp vốn để thành lập công ty hoặc góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được thành lập. 

Căn cứ theo Khoản 27 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 59/2020 cũng quy định: “Phần vốn góp là tổng giá trị tài sản của một thành viên đã góp hoặc cam kết góp vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh. Tỷ lệ phần vốn góp là tỷ lệ giữa phần vốn góp của một thành viên và vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh”.

Như vậy, vốn thực góp của doanh nghiệp chính là vốn được các chủ thể góp vào công ty theo cam kết góp vốn điều lệ tại thời điểm thành lập doanh nghiệp hoặc việc nhận góp vốn để tăng vốn điều lệ sau một thời gian hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Vốn điều lệ và vốn thực góp

Tài sản góp vốn bao gồm những gì?

Căn cứ vào Điều 34 Luật Doanh nghiệp 59/2020/QH14 quy định tài sản góp vốn bao gồm:

  • Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
  •  Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản nêu trên mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn.

Căn cứ theo Điều 35, Luật Doanh nghiệp 59/2020/QH14 quy định thành viên công ty TNHH, công ty hợp doanh, cổ đông công ty cổ phần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty. Do vậy, tài sản góp vốn cần phải đáp ứng một hoặc một số các điều kiện tùy vào từng loại tài sản:

  • Phải thuộc sở hữu hợp pháp của người góp vốn, không bị tranh chấp, không bị hạn chế quyền sở hữu, định đoạt theo thỏa thuận hoặc theo quy định pháp luật.
  • Phải là tài sản có thể chuyển quyền sở hữu được cho bên nhận góp vốn.
  • Phải có đầy đủ giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu.

Đối tượng góp vốn vào doanh nghiệp nào

Đối tượng góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định gồm mọi cá nhân, tổ chức đều có quyền góp vốn vào doanh nghiệp, trừ các trường hợp bị cấm. 

Căn cứ theo Khoản 3 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 59/2020/QH14 quy định các trường hợp bị cấm góp vốn như sau:

  • Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình.
  • Đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của Luật Cán bộ, công chức; Luật Viên chức và Luật Phòng, chống tham nhũng.

Thời điểm góp vốn vào doanh nghiệp 

Theo Luật Doanh nghiệp 59/2020/QH14 có quy định như sau:

  • Khoản 2 Điều 47 và Khoản 2 Điều 75: Đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên, Thành viên/ Chủ công ty  “phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp”;
  • Khoản 1 Điều 113, đối với Công ty Cổ phần: “Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn”.
  • Khoản 2 Điều 186, đối với Công ty Hợp danh: “Thành viên hợp danh hoặc thành viên góp vốn phải nộp đủ số vốn cam kết góp vào công ty trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được chấp thuận, trừ trường hợp Hội đồng thành viên quyết định thời hạn khác”.

Kết luận

Trên đây là các thông tin về vốn điều lệ và vốn thực góp mà doanh nghiệp cần vững và tránh nhầm lẫn. Mọi thông tin cần được tư vấn và giải đáp vui lòng liên hệ 1900 2038 để được hỗ trợ kịp thời.