Thuế GTGT năm 2023: Những điểm cần lưu ý

Những lưu ý quan trọng về thuế GTGT năm 2023

Thuế GTGT năm 2023 có những thay đổi gì? Để cập nhật những thông tin mới nhất về thuế GTGT năm 2023, hãy cùng chúng tôi tham khảo trong bài viết dưới đây.

Điểm mới về thuế GTGT từ ngày 01/01/2023

Theo điểm a khoản 1.1 Điều 3 Nghị quyết 43/2022/QH15 của Quốc hội, khoản 2 Điều 1 Nghị định 15/2022/NĐ-CP, mức giảm thuế GTGT năm 2022 được thực hiện như sau:

– Cơ sở kinh doanh tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ được áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 8% đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 15/2022/NĐ-CP.

– Cơ sở kinh doanh (bao gồm cả hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu được giảm 20% mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng khi thực hiện xuất hóa đơn đối với hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 15/2022/NĐ-CP.

Điều 1. Giảm thuế giá trị gia tăng – Nghị định 15/2022/NĐ-CP

1. Giảm thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%, trừ nhóm hàng hóa, dịch vụ sau:

a) Viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hóa chất. Chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

b) Sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Chi tiết tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

c) Công nghệ thông tin theo pháp luật về công nghệ thông tin. Chi tiết tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.

d) Việc giảm thuế giá trị gia tăng cho từng loại hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều này được áp dụng thống nhất tại các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh thương mại. Đối với mặt hàng than khai thác bán ra (bao gồm cả trường hợp than khai thác sau đó qua sàng tuyển, phân loại theo quy trình khép kín mới bán ra) thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng. Mặt hàng than thuộc Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này, tại các khâu khác ngoài khâu khai thác bán ra không được giảm thuế giá trị gia tăng.

Trường hợp hàng hóa, dịch vụ nêu tại các Phụ lục I, II và III ban hành kèm theo Nghị định này thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng hoặc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng 5% theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng thì thực hiện theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng và không được giảm thuế giá trị gia tăng.

Những lưu ý quan trọng về thuế GTGT năm 2023

Chính sách thuế giá trị gia tăng năm 2023

Mức thuế suất thuế GTGT 10%

Như đã trình bày, thuế giá trị gia tăng năm 2022 đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế GTGT 10% đã được giảm còn 8% theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP. Tuy nhiên, theo khoản 1 Điều 3 của Nghị định 15/2022/NĐ-CP thì việc giảm thuế này chỉ áp dụng đến hết ngày 31/12/2022, cụ thể:

Điều 3. Hiệu lực thi hành và tổ chức thực hiện

1. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 02 năm 2022.

Điều 1 Nghị định này được áp dụng kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2022 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022.

Do đó, đến hết ngày 31/12/2022 mức giảm thuế giá trị gia tăng 8% sẽ không còn được áp dụng nữa và các hàng hóa dịch vụ đã được giảm sẽ áp dụng mức thuế GTGT 10%.

Mức thuế suất thuế GTGT 5% và 0%

Xem chi tiết tại bài viết: Các nhóm hàng hóa, dịch vụ được giảm 2% thuế GTGT năm 2022

Hóa đơn hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế GTGT 8% từ năm 2022 sẽ được xuất như thế nào trong năm 2023?

Theo khoản 4 Điều 1 Nghị định 15/2022/NĐ-CP có quy định cơ sở kinh doanh phải lập hóa đơn riêng cho hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng.

Do đó, đối với hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế GTGT 8% từ năm 2022 phải được lập hóa đơn riêng. Tuy nhiên, doanh thu phải được tách riêng từ ngày lập hóa đơn đến hết ngày 31/12/2022 (áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 8%) và doanh thu từ ngày 01/01/2023 trở về sau áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 10%.

Ví dụ: Công ty A ký hợp đồng dịch vụ (chịu thuế GTGT 10%) từ ngày 01/6/2022 đến hết ngày 31/5/2023. Nếu dịch vụ nêu trên không thuộc dịch vụ được quy định tại định tại Phụ lục I, II và III ban hành kèm theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP thì sẽ được giảm thuế GTGT đến hết ngày 31/12/2022. Khi đó, công ty A được lập chung hóa đơn dịch vụ từ ngày 01/06/2022 đến hết ngày 31/05/2023 trên cùng một hóa đơn nhưng phải tách riêng doanh thu của dịch vụ cụ thể:

– Từ ngày 01/06/2022 đến hết ngày 31/12/2022 với thuế suất thuế GTGT là 8%; và

– Từ ngày 01/01/2023 đến hết ngày 31/05/2023 với thuế suất thuế GTGT là 10%.

Ngoài ra, công ty A cũng có thể lập hóa đơn riêng cho doanh thu dịch vụ theo mức thuế suất nêu trên.

GTGT

Ai phải nộp thuế GTGT?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 209/2013/NĐ-CP thì người nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế GTGT (sau đây gọi là người nhập khẩu).

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ (kể cả trường hợp mua dịch vụ gắn với hàng hóa) của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân mua dịch vụ là người nộp thuế, trừ trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT (khoản 2 Điều 2 Nghị định 209/2013/NĐ-CP).

Lưu ý: Quy định về cơ sở thường trú và cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú nêu trên thực hiện theo quy định của pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp và pháp luật thuế thu nhập cá nhân.

Có bao nhiêu phương pháp tính thuế GTGT?

Theo quy định tại Điều 9 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 thì hiện nay có hai phương pháp tính thuế GTGT là phương pháp khấu trừ thuế GTGT và phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng, cụ thể:

Phương pháp khấu trừ thuế

Áp dụng phương pháp khấu trừ thuế có nghĩa là doanh nghiệp xác định số thuế GTGT cần phải nộp dựa trên cơ sở lấy số thuế GTGT đầu ra trừ đi số thuế GTGT đầu vào. Công thức được quy định tại khoản 5 Điều 12 Thông tư 219/2013/TT-BTC như sau:

Số thuế GTGT phải nộp=Số thuế GTGT đầu raSố thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Trong đó:

(1) Thuế GTGT đầu ra là phần thuế GTGT tính trên giá trị của hàng hóa/sản phẩm đó khi doanh nghiệp bán hàng hóa, sản phẩm đó cho người mua hàng. Người mua hàng sẽ phải chịu phần thuế GTGT trên giá trị của hàng hóa/sản phẩm đó. Số thuế GTGT đầu ra bằng tổng số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn GTGT. 

Trường hợp sử dụng chứng từ ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì thuế GTGT đầu ra được xác định bằng giá thanh toán trừ (-) giá tính thuế.

(2) Thuế GTGT đầu vào được hiểu là mức thuế GTGT mà doanh nghiệp phải chịu đối với sản phẩm/hàng hóa khi mua vào. Thuế GTGT đầu vào bằng tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT, số thuế GTGT ghi trên chứng từ nộp thuế của hàng hóa nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.

Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào là loại được dùng chứng từ đặc thù ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì cơ sở được căn cứ vào giá đã có thuế và giá chưa có thuế theo công thức sau: 

Giá chưa có thuế GTGT=Giá thanh toán/(1+ thuế suất của hàng hóa, dịch vụ (%))

Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng

Phương pháp tính trực tiếp được quy định tại khoản 5 Điều 1 Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi 2013 bao gồm: tính bằng giá trị gia tăng nhân với thuế suất thuế GTGT (chỉ áp dụng với hoạt động mua, bán, chế tác vàng, bạc, đá quý) và tính bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu. Cụ thể:

(1) Giá trị gia tăng nhân với thuế suất thuế GTGT (chỉ áp dụng với hoạt động mua, bán, chế tác vàng, bạc, đá quý).

Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 209/2013/NĐ-CP thì số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng bằng giá trị gia tăng nhân với thuế suất thuế GTGT 10% áp dụng đối với hoạt động mua, bán, chế tác vàng bạc, đá quý. Trong đó:

Giá trị gia tăng của vàng, bạc, đá quý được xác định bằng giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra trừ (-) giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào tương ứng.

(2) Tỷ lệ % nhân với doanh thu.

Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu được quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 209/2013/NĐ-CP như sau:

Số thuế GTGT phải nộp=Tỷ lệ %xDoanh thu

Trong đó:

– Tỷ lệ % để tính thuế GTGT được quy định theo từng hoạt động như sau:

+ Phân phối, cung cấp hàng hoá: 1%;

+ Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;

+ Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%;

+ Hoạt động kinh doanh khác: 2%.

– Doanh thu để tính thuế GTGT là tổng số tiền bán hàng hóa, dịch vụ ghi trên hóa đơn bán hàng, bao gồm cả thuế GTGT và các khoản phụ thu, phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng.

Những lưu ý đối với các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT

Đối với các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT nêu tại Mục 1 bên trên, doanh nghiệp cần phải lưu ý một số vấn đề sau:

Đối với trường hợp (1):

+ Doanh nghiệp khi nhận khoản tiền thu về bồi thường, tiền thưởng, tiền hỗ trợ nhận được, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác thì phải lập chứng từ thu theo quy định. Đối với cơ sở kinh doanh chi tiền, căn cứ mục đích chi để lập chứng từ chi tiền.

Lưu ý: Trường hợp bồi thường bằng hàng hóa, dịch vụ, cơ sở bồi thường phải lập hóa đơn và kê khai, tính, nộp thuế GTGT như đối với bán hàng hóa, dịch vụ; cơ sở nhận bồi thường kê khai, khấu trừ theo quy định.

+ Trường hợp cơ sở kinh doanh nhận tiền của tổ chức, cá nhân để thực hiện dịch vụ cho tổ chức, cá nhân như sửa chữa, bảo hành, khuyến mại, quảng cáo thì phải kê khai, nộp thuế theo quy định.

Đối với trường hợp (4):

Trong trường hợp này, hóa đơn GTGT được ghi như sau: dòng giá bán là giá không có thuế GTGT, dòng thuế suất và thuế GTGT không ghi, gạch bỏ.

Đối với trường hợp (5):

Doanh nghiệp có tài sản cố định điều chuyển không phải lập hóa đơn và không phỉa kê khai, nộp thuế GTGT nhưng phải có Quyết định hoặc Lệnh điều chuyển tài sản kèm theo bộ hồ sơ nguồn gốc tài sản.

Đối với trường hợp (6):

Tài sản góp vốn vào doanh nghiệp phải có các tài liệu sau kèm theo bộ hồ sơ về nguồn gốc tài sản:

– Biên bản góp vốn sản xuất kinh doanh, hợp đồng liên doanh, liên kết;

– Biên bản định giá tài sản của Hội đồng giao nhận vốn góp của các bên góp vốn (hoặc văn bản định giá của tổ chức có chức năng định giá theo quy định của pháp luật).

Đối với trường hợp (7):

Để không phải kê khai, nộp thuế GTGT; doanh nghiệp có tài sản điều chuyển phải có lệnh điều chuyển tài sản, kèm theo bộ hồ sơ nguồn gốc tài sản và không phải xuất hóa đơn.

Đối với trường hợp (12):

Trong trường hợp nhập khẩu hàng hóa đã xuất khẩu nhưng bị phía nước ngoài trả lại, doanh nghiệp bán hàng hóa bị trả lại này trong nội địa thì phải kê khai, nộp thuế GTGT theo quy định.

Lời kết

Vấn đề về thuế GTGT trong năm 2023 còn nhiều điều cần lưu ý, bài viết trên đã nêu ra những mục quan trọng nhất mà doanh nghiệp cần biết về thuế GTGT trong năm nay. Để cập nhật thêm nhiều bài viết về chủ đề này, các bạn hãy tiếp tục theo dõi các bài viết trên website của chúng tôi nhé.

Phần mềm kế toán trực tuyến CyberBook