Phân biệt thuế, phí, lệ phí theo luật hiện hành

phân biệt thuế phí lệ phí

Thuế, phí, lệ phí là những thuật ngữ rất phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu rõ sự khác nhau giữa những khoản thu này. Dưới đây là các tiêu chí cụ thể giúp bạn có thể phân biệt thuế, phí và lệ phí.

Khái niệm về thuế, phí, lệ phí

Thuế, phí, lệ phí là những khoản thu mang tính chất bắt buộc vào ngân sách nhà nước, được điều chỉnh và thi hành bởi pháp luật. Thuế, phí và lệ phí do cơ quan có thẩm quyền thu các đối tượng nộp thu, phí, lệ phí là các tổ chức, cá nhân. Tuy nhiên, ở chúng vẫn có những điểm riêng biệt cần chú ý sau đây:

Thuế là gì?

Tính tới thời điểm hiện tại, hầu hết mọi định nghĩa về thuế mới chỉ được đưa ra thông qua nghiên cứu và sự xét duyệt trên nhiều góc độ của các nhà nghiên cứu kinh tế học. Trong đó, định nghĩa về thuế phổ biến nhất là:

Thuế là một khoản phí hay một khoản thu khác bắt buộc áp dụng cho người nộp thuế (là một cá nhân hoặc pháp nhân) phải trả cho một tổ chức chính phủ với mục đích phục vụ cho các khoản chi tiêu công khác nhau. Việc không thực hiện trả thuế, cùng với việc trốn tránh hoặc chống lại việc nộp thuế sẽ quy vào vi phạm pháp luật.

Phí là gì?

Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả với mục đích cơ bản chi trả chi phí và mang tính phục vụ khi được đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan nhà nước hay những tổ chức được giao cung cấp các dịch vụ cộng đồng do Nhà nước ủy quyền cho các cơ quan để phục vụ cộng đồng, xã hội… được quy định theo Luật trong Danh mục phí ban hành kèm bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Khoản 1 điều 3 Luật phí và lệ phí 2015).

Lệ phí là gì?

Lệ phí là khoản tiền được ấn định bởi các cơ quan, nhà nước cung cấp nhằm đáp ứng nhu cầu của dịch vụ công, công việc quản lý Nhà nước được quy định trong Danh mục lệ phí ban hành kèm theo Luật cho tổ chức, cá nhân phải nộp (Khoản 2 điều 3 Luật phí và lệ phí 2015).

Từ hai khái niệm được nêu trên, ta có thể kết luận, Phí và Lệ phí có điểm chung nổi bật hơn so với Thuế : Phí và Lệ phí là đều là những khoản tiền mà đối tượng chịu thu phải nộp cho cơ quan Nhà nước. 

Tuy nhiên, ở giữa hai khoản thu trên lại có những điểm khác nhau nhất định. Trong khi, Trong khi, Phí là khoản tiền mà cá nhân, tổ chức phải trả để bù đắp một phần những chi phí khi được cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp cung cấp dịch vụ thì Lệ phí là khoản tiền mà cá nhân, tổ chức phải nộp cho cơ quan Nhà nước cung cấp dịch vụ công nhằm phục vụ cho công việc quản lý Nhà nước.

Điểm giống nhau giữa thuế, phí, lệ phí

Thứ nhất, cả thuế, phí, lệ phí đều là một trong những khoản buộc thu của Nhà nước, với mục đích góp vào Ngân sách Nhà nước của quốc gia mà đối tượng chịu thuế, phí và lệ phí là cá nhân hay tổ chức.

Thứ hai, cá nhân, tổ chức chỉ phải thực hiện nghĩa vụ của người nộp thuế, phí, lệ phí trong một số trường hợp theo quy định của pháp luật. Cá nhân, tổ chức thực hiện tự kê khai khoản nộp thuế và chịu trách nhiệm với kê khai của mình.

Thứ ba, khi cá nhân, tổ chức nộp các khoản tiền phải căn cứ vào các văn bản pháp luật đã được phê duyệt do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành. 

Điểm khác nhau giữa thuế, phí, lệ phí

Để hiểu rõ về những điểm khác nhau giữa thuế, phí và lệ phí theo luật hiện hành, chúng ta cần dựa trên các tiêu chí sau đây:

Cơ quan pháp lý

Thuế được điều chỉnh xoay quanh các văn bản quy phạm pháp luật có giá trị cao như Hiến pháp, Bộ luật, Luật,… Mỗi một loại thuế khác nhau thì sẽ được điều chỉnh bởi các điều luật tương ứng.

Riêng đối với phí và lệ phí được điều chỉnh bởi Luật phí và lệ phí 2015 và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Vị trí, vai trò

Thuế là nguồn thu quan trọng nhất cho ngân sách Nhà nước. Đây cũng chính là cơ sở để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sử dụng nhằm phục vụ cho các hoạt động, cơ sở vật chất,… chung của cả cộng đồng và xã hội theo quy định của pháp luật.

Phí và lệ phí được coi là những khoản thu phụ trợ cho ngân sách Nhà nước. Phí và lệ phí không phải là nguồn thu được sử dụng cho nhu cầu chi tiêu mọi mặt của Nhà nước, mà nguồn tiền này dùng để đáp ứng cho các chi phí hoạt động của các cơ quan Nhà nước hoặc các cơ quan được Nhà nước giao thẩm quyền cung cấp cho các hoạt động, dịch vụ của xã hội.

Tính bắt buộc

Thuế mang tính chất bắt buộc được quy định bởi pháp luật áp dụng đối với tất cả các đối tượng chịu thuế.

Phí và lệ phí cũng được áp dụng bắt buộc với các đối tượng chịu phí và lệ phí nhưng với phạm vị hẹp hơn. Đối tượng nộp phí, lệ phí là các cá nhân, tổ chức được cơ quan Nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền các dịch vụ công. Có thể nói, nộp phí, lệ phí thì chỉ thi hành bắt buộc trong một số trường hợp nhất định.

Phạm vi áp dụng và cơ quan ban hành

Thuế được áp dụng trên phạm vi cả nước và mọi đối tượng chịu thuế, không phân biệt bất kì đơn vị hành chính lãnh thổ hay phân biệt các công dân khác nhau: Mức đóng thuế được quy định bởi Quốc hội hoặc các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ở Trung ương theo các luật hoặc văn bản quy phạm pháp luật dưới luật.

Đối với phí, lệ phí chỉ được được áp dụng những trường hợp, lĩnh vực cụ thể hoặc trong phạm vi lãnh thổ theo sự phân chia địa giới hành chính: Mức đóng phí, lệ phí thường sẽ do cơ quan quản lý về lĩnh vực trong dịch vụ công ban hành hay chính quyền địa phương. Ví dụ như phí cá nhân đi thi bằng lái xe máy, ô tô phí sát hạch lái xe do Tổng cục Đường bộ Việt Nam, lệ phí cấp hộ chiếu do Cục quản lý xuất nhập cảnh, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất được ban hành bởi Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Tính hoàn trả (lợi ích của người nộp thuế, phí, lệ phí)

Đối với thuế, hình thức hoàn trả sẽ không theo hình thức trực tiếp cho người dân mà được triển khai thông qua hình thức gián tiếp cụ thể như các hoạt động phục vụ người dân như các dự án nhân sinh xã hội, cơ sở hạ tầng như đường xá, bệnh viện, trường học hay các hoạt động khác nhằm phục vụ cho các hoạt động con người, công đồng, xã hội…

Đối với phí và lệ phí thì các cá nhân, tổ chức sẽ được hoàn trả dựa trên hình thức trực tiếp thông qua kết quả của việc thực hiện các dịch vụ công. Ví dụ có thể kể đến như đăng ký giấy phép kinh doanh bằng quyền Giấy đăng kí phép kinh doanh.

Cơ quan thu

Đối với thuế, cơ quan thuế có thẩm quyền thu được thành lập theo quy định của pháp luật.

Đối với phí và lệ phí, cơ quan thực hiện cung cấp các thủ tục hoặc dịch vụ công chính là những tổ chức hay cơ quan có thẩm quyền thu lệ phí và phí trực tiếp mà không cần phải thông qua cơ quan thuế hay các cơ quan khác.

Việc thu nộp

Đối với thuế, cơ quan thuế sẽ đảm nhiệm việc thu thuế được nộp đầy đủ vào ngân sách Nhà nước.

Đối với phí, cơ quan Nhà nước thực hiện thu phí phải nộp vào ngân sách Nhà nước thu từ hoạt động dịch vụ công. Các chi phí hoạt động từ nguồn thu có thể được khấu trừ nếu cơ quan Nhà nước khoán khoản chi ở một mức nhất định, phần còn lại nộp ngân sách Nhà nước. Có thể để lại một phần hoặc toàn bộ chi phí thu để trang trải chi phí hoạt động từ khoản thu từ hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện được.

Đối với lệ phí, khoản thu được nộp đầy đủ, đúng thời hạn vào ngân sách Nhà nước. việc thu lệ phí sẽ được chi phí trang trải bởi các khoản ngân sách Nhà nước bố trí trong dự kiến của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật. Việc thu phí, lệ phí được trực tiếp triển khai dịch vụ công cho cá nhân, tổ chức thực hiện bởi các cơ quan Nhà nước.

Tên gọi và mục đích

Mỗi hạng mục thuế đều có mục đích riêng, theo luật với tên gọi các sắc thuế thường phản ánh đối tượng tính thuế.

Mục đích của từng loại phí, lệ phí phản ánh một cách rất rõ ràng với tên gọi của loại phí, lệ phí đó.

Có thể kết luận rằng, thuế, phí và lệ phí về cơ bản có những điểm giống và điểm khác nhau nhất định. Đây là cơ sở giúp mỗi cá nhân, tổ chức, cơ quan có thẩm quyền đánh giá, phân biệt giữa thuế, phí và lệ phí để phục vụ việc thực hiện đúng các chức năng, thẩm quyền cũng như các nghĩa vụ của mình theo đúng quy định của pháp luật. 

Bảng phân biệt thuế, phí, lệ phí

Chung quy lại, bảng phân biệt thuế, phí, lệ phí dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ cho bạn những kiến thức xoay quanh thuế, phí, lệ phí:

Tiêu chíThuếPhíLệ phí
Khái niệmLà một khoản phí tài chính hay một số khoản thu khác bắt buộc áp dụng cho người nộp thuế (là một cá nhân hoặc pháp nhân) phải trả cho một tổ chức chính phủ với mục đích phục vụ cho các khoản chi tiêu công khác nhau. Việc không thực hiện trả thuế, cùng với việc trốn tránh hoặc chống lại việc nộp thuế sẽ quy vào vi phạm pháp luật.Là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả với mục đích cơ bản chi trả chi phí và mang tính phục vụ khi được  đơn vị sự nghiệp công lập ,cơ quan nhà nước hay những tổ chức được giao cung cấp dịch vụ công được quy định trong Danh mục phí ban hành kèm theo Luật này bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Khoản 1 điều 3 Luật phí và lệ phí 2015).Là khoản tiền được ấn định bởi các cơ quan, nhà nước cung cấp dịch vụ công, phục vụ cho việc quản lý nhà nước đã được quy định trong Danh mục lệ phí ban hành kèm theo Luật cho tổ chức, cá nhân phải nộp (Khoản 2 điều 3 Luật phí và lệ phí 2015). 
Vai tròLà nguồn thu phụ cấp cho ngân sách Nhà nước. Đây cũng chính là cơ sở để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sử dụng nhằm phục vụ cho các hoạt động, cơ sở vật chất,... chung của cả cộng đồng và xã hội theo quy định của pháp luật.Đối với phí và lệ phí là những khoản phụ phí của ngân sách Nhà nước và đồng thời không được coi là nguồn thu đáp ứng nhu cầu chi tiêu mọi mặt của Nhà nước, mà hầu hết nguồn tiền được sử dụng dành cho việc chi trả kinh phí cho hoạt động của các cơ quan Nhà nước hoặc các cơ quan được Nhà nước giao thẩm quyền thực hiện triển khai các hoạt động, dịch vụ của xã hội.
Cơ sở pháp lýĐược điều chỉnh bởi các văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý do cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước ban hành là Quốc hội hay Uỷ ban Thường vụ Quốc hội theo trình tự ban hành chặt chẽ (Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết): Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu, Luật thuế BVMT, Luật thuế GTGT,…Được điều chỉnh thông qua những hạng mục văn bản dưới luật (Nghị định, quyết định), do Chính phủ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ủy có thẩm quyền ban hành.. (Luật phí và lệ phí 2015)
Cơ quan áp dụng và phạm vi ban hànhĐược áp dụng trên phạm vi cả nước và mọi đối tượng chịu thuế , không phân biệt bất kì đơn vị hành chính lãnh thổ hay phân biệt các công dân khác nhau. Mức đóng thuế sẽ được quy định bởi Quốc hội hoặc các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ở Trung ương theo các luật hoặc văn bản quy phạm pháp luật dưới luật.Được được áp dụng những trường hợp, lĩnh vực cụ thể hoặc trong phạm vi lãnh thổ theo sự phân chia địa giới hành chính. Mức đóng phí, lệ phí thường sẽ do cơ quan quản lý về lĩnh vực trong dịch vụ công ban hành hay chính quyền địa phương. Ví dụ như phí cá nhân đi thi bằng lái xe máy, ô tô phí sát hạch lái xe do Tổng cục Đường bộ Việt Nam, lệ phí cấp hộ chiếu do Cục quản lý xuất nhập cảnh, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hay tài sản gắn liền với đất được ban hành bởi Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.  
Tính hoàn trả (phúc lợi của người nộp thuế, phí, lệ phí)Hình thức hoàn trả sẽ không theo hình thức trực tiếp cho người dân mà sẽ hoàn trả gián tiếp thông qua các hoạt động phục vụ người dân sở hạ tầng, phúc lợi xã hội,…Mang tính hoàn trả dựa trên hình thức trực tiếp cho các cá nhân, tổ chức thông qua kết quả của việc thực hiện các dịch vụ công. Ví dụ có thể kể đến như  đăng ký giấy phép kinh doanh bằng quyền Giấy đăng ký phép kinh doanh.
Tính bắt buộcCơ quan thuế có thẩm quyền thu được thành lập theo quy định của pháp luật. Cũng mang tính chất bắt buộc nhưng với phạm vi hẹp hơn. Các cá nhân, tổ chức được cơ quan Nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền được Nhà nước giao quyền đáp ứng các dịch vụ công.
Cơ quan thuCơ quan thuế thực hiện thu các khoản thu chi về thuế theo quy định của pháp luật.Bên cạnh một số loại phí, lệ phí được thu bởi cơ quan thuế quản lý thì cơ quan có thẩm quyền nghiệm thu là các cơ quan cung cấp thực hiện dịch vụ công, phục vụ công việc quản lý nhà nước
Việc thu nộpĐược nộp đầy đủ các khoản thu về thuế vào ngân sách Nhà nước. Việc thu thuế được thực hiện do cơ quan có thẩm quyền về thuế.Cơ quan Nhà nước thực hiện thu phí phải nộp vào ngân sách Nhà nước thu từ hoạt động dịch vụ công. Các chi phí hoạt động từ nguồn thu có thể được khấu trừ nếu cơ quan Nhà nước khoán khoản chi ở một mức nhất định, phần còn lại nộp ngân sách Nhà nước. Có thể để lại một phần hoặc toàn bộ chi phí thu để trang trải chi phí hoạt động từ khoản thu từ hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện được.Các khoản thu được nộp đầy đủ, đúng thời hạn vào ngân sách Nhà nước. việc thu lệ phí sẽ được chi phí trang trải bởi các khoản ngân sách Nhà nước bố trí trong dự kiến của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật. Việc thu phí, lệ phí được trực tiếp triển khai dịch vụ công cho cá nhân, tổ chức thực hiện bởi các cơ quan Nhà nước.
Tên gọi và mục đíchMỗi hạng mục thuế đều có mục đích riêng, theo luật với tên gọi các sắc thuế thường phản ánh đối tượng tính thuế.Mục đích của từng loại phí, lệ phí được thể hiện mục đích rõ ràng với tên gọi của loại phí, lệ phí đó.

Trên đây là những tiêu chí phân biệt thuế với phí, lệ phí. Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn hiểu rõ hơn về những khái niệm này. Mọi thắc mắc xin hãy liên hệ số hotline 19002038 để được tư vấn và hỗ trợ. 

—————————

Phần mềm kế toán trực tuyến CyberBook