Hướng dẫn sử dụng chức năng quản lý Giá thành

 

1. Giới thiệu chung

1.1 Đối tượng sử dụng tài liệu

Tài liệu này được xây dựng để hỗ trợ khách hàng nắm được cách thức sử dụng chương trình, qua đó có thể thực hiện tốt các công việc được giao trong các bước để tính Giá thành trong hệ thống.

Phòng kế toán: theo dõi, cập nhật, tính ra giá thành sản phẩm.

Ban giám đốc: xem báo cáo giá thành trực tiếp trên phần mềm.

1.2 Những tính năng cơ bản

Theo dõi các chi phí sản xuất theo từng đối tượng giá thành (Sản phẩm, Bộ phận, Lệnh sản xuất).

Cập nhật các thông số hệ số, đối tượng để phục vụ việc tính giá thành.

Cho phép điều chỉnh kết quả giá thành sau khi tính.

2. Danh mục

2.1 Khai báo đối tượng tính giá thành

Đường dẫn: Hệ thống / Danh mục / Danh mục đơn vị cơ sở

Danh mục này dùng để khai báo đối tượng để tính giá thành, đối tượng sẽ là tổ hợp của Sản phẩm – Bộ phận – Lệnh sản xuất.

Sản phẩm chương trình mặc định luôn luôn là có tính nên không làm tùy chọn, 2 đối tượng còn lại là Bộ phận và Lệnh sản xuất, tính theo đối tượng nào thì check chọn vào đối tượng đó.

2.2 Danh mục yếu tố

Đường dẫn: Giá thành / Danh mục / Danh mục yếu tố

Danh mục yếu tố chi phí dùng để khai báo các yếu tố chi phí cần phân tích trong giá thành sản phẩm.

Giải thích các trường thông tin chung

  • Mã yếu tố / Tên yếu tố / Tên khác

Đơn vị tập hợp chi phí cơ bản trong giá thành sản phẩm.

Tương ứng với một phát sinh tài khoản cần phân loại để tập hợp chi phí, ta sẽ mở một mã yếu tố. Nếu với cùng một tài khoản đối ứng nhưng phải tách thành 2 khoản phí khác loại nhau thì phải chia tài khoản và mở một mã yếu tố tương ứng.

Ví dụ: Cũng là chi phí lương nhưng một là theo giờ công định mức, hai là lương tăng ca, cả hai cùng 1 tài khoản đối ứng nhưng các mã yếu tố khác lấy tiền lương theo giờ công định mức để làm tiêu thức phân bổ thì phải chia tài khoản lương thành 2 tiểu khoản (khoản mục) và lập thành 2 mã yếu tố.

  • Loại yếu tố

Dùng để phân biệt các yếu tố trong khi nhập dở dang theo các tỷ lệ hoàn thành khác nhau.

Ví dụ: nguyên vật liệu thì 100% nhưng chi phí nhân công thì chỉ 70%.

  • Nhóm yếu tố

Với cách tổ chức danh mục như trên, khi lên báo cáo, để nhóm các khoản chi tiết thành một nhóm chi phí theo nguồn gốc phát sinh, phải khai báo trước các nhóm yếu tố. Có thể xem “nhóm yếu tố” như yếu tố chi phí trong kế toán.

Ví dụ: Nhóm chi phí vật liệu bao gồm chi phí vật liệu chính và chi phí vật liệu dùng chung tại phân xưởng; hoặc nhóm chi phí nhân công có thể bao gồm nhân công trực tiếp gián tiếp, thuê ngoài, lương tăng ca…

  • Kiểu yếu tố

Dùng trong việc phân tích, phân loại, tính toán của chương trình. Kiểu yếu tố được cố định trong 4 tùy chọn sau:

  • 1 – Nguyên liệu: tính dữ liệu từ Sổ kho
  • 2 – CP nhân công: tính dữ liệu từ Sổ cái
  • 3 – CP SX chung: tính dữ liệu từ Sổ cái
  • 4 – Khác: tính dữ liệu từ Sổ cái
  • Yếu tố cộng thêm/giảm trừ

Phân loại là yếu tố tăng hay giảm giá thành, được cố định trong 2 tùy chọn sau:

  • 1 – Cộng thêm;
  • 2 – Giảm trừ.

Ví dụ: xuất NVL vào sản xuất xem như phát sinh tăng, nhập kho vật tư dư thừa hoặc phế liệu thu hồi xem như phát sinh giảm chi phí.

  • Ds tk nợ / Ds tk có / Tk dở dang

Khai báo tài khoản giúp chương trình nhận biết phát sinh từ các tài khoản thuộc yếu tố chi phí nào. Tài khoản được phép nhập tài khoản tổng hợp.

  • Dở dang cuối kỳ

Tùy chọn để phân bổ hay không chi phí vào sản phẩm dở dang. Nếu yếu tố chi phí có tính dở dang, nó sẽ được phân bổ vào giá trị dở dang cuối kỳ của sản phẩm dựa trên số lượng sản phẩm dở dang tính toán được. Ngược lại, yếu tố chi phí sẽ được phân bổ hết vào giá thành sản xuất trong kỳ bất chấp số lượng sản phẩm dở dang. Giá trị DD cuối kỳ = [SL DD cuối kỳ quy đổi]* [(DD đầu kỳ + Phát sinh trong kỳ)/ (SL DD cuối kỳ quy đổi + SL nhập kho)]

  • Tập hợp sản phẩm

Nếu chọn khai báo tập hợp sản phẩm là “√” có nghĩa là yếu tố này được cập nhật theo sản phẩm ngay từ các màn hình nhập liệu. Thông thường nguyên vật liệu chính được cập nhật theo kiểu này. Ngược lại, trong trường hợp không chi tiết được có nghĩa là yếu tố này được phân bổ theo tiêu thức nào đó.

  • Tập hợp công đoạn

Nếu chọn khai báo tập hợp công đoạn có nghĩa là yếu tố này được cập nhật theo công đoạn (bộ phận trực tiếp) chi phí ngay từ các màn hình nhập liệu.

  • Tập hợp bộ phận gián tiếp

Bộ phận gián tiếp là bộ phận dùng để chương trình nhận biết đây là đơn vị tập hợp tạm thời, sau đó sẽ được phân bổ cho các bộ phận chi phí trực tiếp khác. Nếu chọn khai báo tập hợp bộ phận gián tiếp có nghĩa là yếu tố này được cập nhật theo bộ phận chi phí ngay từ các màn hình nhập liệu.

  • Tập hợp lệnh sản xuất

Nếu chọn khai báo tập hợp lệnh sản xuất có nghĩa là yếu tố này được cập nhật theo lệnh sản xuất ngay từ các màn hình nhập liệu.

  • Tập hợp theo NVL

Nếu chọn khai báo tập hợp theo NVL có nghĩa là yếu tố này có liên quan tới theo dõi chi tiết của vật tư.

Lưu ý quan trọng: Hai tùy chọn “Tập hợp bộ phận gián tiếp” và “Tập hợp công đoạn” không bao giờ được phép chọn đồng thời cho một yếu tố. Một yếu tố chỉ được xem là trực tiếp tập hợp hay phân bổ gián tiếp mà thôi. Nếu khai báo sai, chương trình sẽ thông báo khi kiểm tra “Chứng từ chưa nhập theo đối tượng tập hợp chi phí”

  • Tab Công đoạn

Tab này dùng để khai báo các bộ phận trực tiếp đi kèm với các thông tin khai báo bên tab Thông tin chung

Các bộ phận nào có kiểu tập hợp và phân bổ giống nhau sẽ khai báo chung cho 1 yếu tố

  • Danh sách các yếu tố tính hệ số

Một yếu tố có thể được phân bổ dựa vào việc tích hợp nhiều chỉ số thành một chỉ tiêu phân bổ tổng quát.

Ví dụ ta có bảng tập hợp chi phí như sau:

Khi chọn danh sách nhận làm tiêu thức phân bổ là “Lương, BHXH” cho việc phân bổ yếu tố lương phân xưởng thì hệ số là cột tỷ lệ trong bảng trên. Các yếu tố trong danh sách sẽ được khai báo cách nhau bởi dấu phẩy (,) hoặc chọn trong danh sách.

  • Tính hệ số theo phát sinh trong kỳ/giá thành

Các yếu tố trong danh sách nhận làm tiêu thức phân bổ lại được xét lấy theo số liệu nào. Có 2 tùy chọn:

  • 1 – Phát sinh trong kỳ: lấy số phát sinh tăng chi phí trong kỳ
  • 2 – Giá thành: lấy theo phần chi phí được tính vào giá thành kỳ này.
  • Kết chuyển sang tkdd

Có hay không kết chuyển tự động sang TK 154, chọn tự động kết chuyển sang 154 thì sau khi chạy chức năng

tính giá thành, chi phí sẽ được tự động kết chuyển sang tài khoản 154.

Phần này nếu muốn áp dụng phải thực hiện các bước sau:

  • Trong danh mục vật tư đối với thành phẩm phải khai báo tài khoản dở dang (phải là tài khoản chi tiết). Chương trình sẽ lấy tài khoản ở trong danh mục vật tư để định khoản chứ không phải lấy trong danh mục yếu tố. Tài khoản dở dang trong danh mục yếu tố chỉ phục vụ tính giảm trừ khi tập hợp chi phí.
  • Danh mục yếu tố phần tài khoản để tập hợp chi phí chỉ là 1 tài khoản và phải là tài khoản chi tiết
  • Sau khi tính giá thành thì chạy chức năng phân bổ chi phí chung

 

2.3 Danh mục loại yếu tố

Đường dẫn: Giá thành / Danh mục / Danh mục loại yếu tố

Dùng để định nghĩa các tỷ lệ hoàn thành khác nhau khi đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ chi tiết theo từng loại yếu tố chi phí.

Ví dụ các yếu tố nguyên vật liệu thường có tỷ lệ hoàn thành là 100%, các yếu tố lương nhân công hoàn thành 50% và yếu tố chi phí sản xuất chung không có dở dang cuối kỳ.

Khi nhập số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ theo từng loại, với số lượng và tỷ lệ hoàn thành chương trình sẽ tính ra được số lượng sản phẩm hoàn thành quy đổi. Từ số lượng hoàn thành quy đổi để tính ra được giá trị dở dang cuối kỳ của sản phẩm. Báo cáo “Số lượng sản phẩm hoàn thành theo loại yếu tố” cho phép lọc theo từng loại.

2.4 Danh mục nhóm yếu tố

Đường dẫn: Giá thành / Danh mục / Danh mục nhóm yếu tố

Nhóm yếu tố được sử dụng để nhóm các yếu khi lên báo cáo và không tham gia tính toán trong quá trình tính giá thành sản phẩm.

Ví dụ: Chi phí sản xuất chung 627 có thể chia thành nhiều yếu tố chi phí khác nhau tùy theo tiêu thức tập hợp và phần bổ.

Giả sử yếu tố 6271 được tập hợp theo bộ phận trực tiếp và phân bổ dựa và yếu tố nguyên vật liệu.

Yếu tố 6272 được tập hợp theo bộ phận gián tiếp và phân bổ theo hệ số.
Khi lên báo cáo cần nhóm yếu tố 6271 và 6272 thành một nhóm để quản lý, danh mục nhóm yếu tố tạo mã nhóm chi phí sản xuẩt chung, trong danh mục yếu tố của 6271 và 6272 trường nhóm yếu tố chọn mã nhóm chi phí sản xuất chung thì khi lên báo cáo hai yếu tố này sẽ được nhóm lại với nhau.

2.5 Danh mục công đoạn

Đường dẫn: Giá thành / Danh mục / Danh mục công đoạn

Danh mục bộ phận được dùng như một trung tâm tập hợp chi phí. Các trung tâm tập hợp chi phí này được khai báo chung với “Danh mục bộ phận” trong phân hệ hệ thống. Trong màn hình này chỉ khai báo loại trực tiếp hay gián tiếp.

Giải thích các trường

  • công đoạn

Mã bộ phận (công đoạn) cần tập hợp chi phí để tính giá thành sản phẩm. Công đoạn (bộ phận) được chọn trong “Danh mục bộ phận”.

  • Trực tiếp

Khai báo bộ phận trung gian hay là đối tượng tập hợp trực tiếp. Nếu chọn thì đó là bộ phận trực tiếp, còn không chọn là bộ phận gián tiếp. Danh mục yếu tố chi phí nếu yếu tố nào có chọn “Tập hợp theo công đoạn” thì khi phát sinh chi phí phải tập hợp theo bộ phận trực tiếp, còn yếu tố nào chọn “Tập hợp theo bộ phận gián tiếp” thì khi phát sinh chi phí sẽ chọn theo bộ phận gián tiếp.

  • Mã công đoạn trước

Mã công đoạn trước sử dụng trong trường hợp qua nhiều cấp công đoạn, để biết số cấp của công đoạn.

 

3. Cập nhật số dư dở dang

3.1 Cập nhật giá trị dở dang đầu kỳ theo yếu tố chi phí

Đường dẫn: Giá thành / Cập nhật dở dang / Cập nhật giá trị dở dang đầu kỳ theo yếu tố chi phí

Màn hình này dùng để cập số dư dở dang giá thành từ lúc bắt đầu sử dụng chương trình, số liệu cập nhật là dở dang chi tiết theo từng thành phẩm hoàn thành tương đương, cập nhật dở dang về mặt giá trị.

Giải thích các trường

  • Mã yếu tố chi phí

Mã yếu tố chi phí chi tiết dở dang cho sản phẩm.

  • Bộ phận

Mã dây chuyền, phân xưởng trong trường hợp dở dang sản phẩm theo dây chuyền, phân xưởng. Phải nhập vào trường này nếu chọn tính giá thành theo bộ phận trong tham số hệ thống.

  • Mã sản phẩm

Mã sản phẩm còn sản xuất dở dang đầu kỳ.

  • Số lệnh sản xuất

Số lệnh sản xuất còn dở dang trong trường hợp dở dang sản phẩm theo lệnh sản xuất. Phải nhập vào trường này nếu chọn tính giá thành theo lệnh sản xuất trong tham số hệ thống.

  • Tiền nt / tiền

Giá trị dở dang theo ngoại tệ và đồng hạch toán chi tiết theo yếu tố chi phí.

 

3.2  Cập nhật vật tư dở dang đầu kỳ

Đường dẫn: Giá thành / Cập nhật dở dang / Cập nhật vật tư dở dang đầu kỳ

Màn hình này dùng để cập số dư dở dang giá thành từ lúc bắt đầu sử dụng chương trình, số liệu cập nhật là dở dang chi tiết theo từng nguyên vật liệu.

Giải thích các trường

  • yếu tố

Mã yếu tố chi phí của vật tư.

  • Bộ phận

Mã dây chuyền, phân xưởng trong trường hợp dở dang sản phẩm theo dây chuyền, phân xưởng. Phải nhập vào trường này nếu chọn tính giá thành theo bộ phận trong tham số hệ thống.

  • Mã sản phẩm

Mã sản phẩm còn sản xuất dở dang đầu kỳ.

  • Số lsx

Số lệnh sản xuất còn dở dang trong trường hợp dở dang sản phẩm theo lệnh sản xuất. Phải nhập vào trường này nếu chọn tính giá thành theo lệnh sản xuất trong tham số hệ thống.

  • Mã vật tư

Mã vật tư, nguyên liệu chi tiết dở dang cho sản phẩm.

  • Số lượng

Số lượng vật tư dở dang đầu kỳ.

  • Tiền nt/ Tiền

Giá trị vật tư dở dang theo ngoại tệ và đồng hạch toán chi tiết theo yếu tố chi phí.

 

  • Cập nhật kiểm kê vật tư dở dang cuối kỳ

Đường dẫn: Giá thành / Cập nhật dở dang / Cập nhật kiểm kê vật tư dở dang cuối kỳ

Màn hình này dùng để cập số dư dở dang giá thành vào cuối ký tính giá thành, số liệu cập nhật là dở dang chi tiết theo từng nguyên vật liệu, chỉ cập nhật khi bài toán dở dang tính dựa theo nguyên vật liệu dở dang.

Giải thích các trường

  • yếu tố

Mã yếu tố chi phí của vật tư.

  • Bộ phận

Mã dây chuyền, phân xưởng trong trường hợp dở dang sản phẩm theo dây chuyền, phân xưởng. Phải nhập vào trường này nếu chọn tính giá thành theo bộ phận trong tham số hệ thống.

  • Mã sản phẩm

Mã sản phẩm còn sản xuất dở dang cuối kỳ.

  • Số lsx

Số lệnh sản xuất còn dở dang trong trường hợp dở dang sản phẩm theo lệnh sản xuất. Phải nhập vào trường này nếu chọn tính giá thành theo lệnh sản xuất trong tham số hệ thống.

  • Mã vật tư

Vật tư còn dở dang.

  • Số lượng

Số lượng vật tư còn dở dang.

3.4 Cập nhật số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ

Đường dẫn: Giá thành / Cập nhật dở dang / Cập nhật số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ

Màn hình này dùng để cập số dư dở dang giá thành vào cuối ký tính giá thành, số liệu cập nhật là dở dang chi tiết theo từng thành phẩm, chỉ cập nhật khi bài toán dở dang tính dựa theo sản lượng hoàn thành tương đương.

 

Giải thích các trường

  • Loại yếu tố

Khai báo loại dở dang của yếu tố, dùng trong trường hợp các loại yếu tố chi phí cuối kỳ có tỷ lệ hoàn thành không bằng nhau.

  • Mã sản phẩm

Mã sản phẩm còn sản xuất dở dang cuối kỳ.

  • Bộ phận

Mã dây chuyền, phân xưởng trong trường hợp dở dang sản phẩm theo dây chuyền, phân xưởng. Phải nhập vào

trường này nếu chọn tính giá thành theo bộ phận trong tham số hệ thống

  • Số lsx

Số lệnh sản xuất còn dở dang trong trường hợp dở dang sản phẩm theo lệnh sản xuất. Phải nhập vào trường này nếu chọn tính giá thành theo lệnh sản xuất trong tham số hệ thống.

  • Số lượng dd

Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ.

  • Tl hoàn thành

Tỷ lệ hoàn thành của sản phẩm dở dang cuối kỳ. Nếu dở dang tỷ lệ là 50% thì nhập TL hoàn thành là 50.

  • Sl quy đổi

Số lượng sản phẩm hoàn thành quy đổi từ sản phẩm dở dang cuối kỳ.

 

4. Cập nhật số liệu

 4.1 Lệnh sản xuất

Đường dẫn: Giá thành / Lệnh sản xuất

Lệnh sản xuất dùng để khai báo lệnh sản xuất sản phẩm, được sử dụng trong trường hợp sản xuất sản phẩm theo lệnh, bài toán tính giá thành sản phẩm sản xuất theo lệnh sản xuất. Theo đó, quá trình tính giá thành sản phẩm sẽ dựa trên những lệnh sản xuất đã khai báo để tính.

Giải thích các trường

  • Mã giao dịch

Mã giao dịch của lệnh sản xuất, tùy trường hợp cụ thể để chọn loại giao dịch của lệnh sản xuất, hiện đang mặc định là “Sản xuất”

  • Mức độ

Mức độ cần thiết của lệnh sản xuất, có 3 mức độ để lựa chọn: “Khẩn cấp”, “Càng nhanh càng tốt”, “Bình thường”.

  • Kế hoạch từ/đến; thực hiện từ/đến

Khoảng thời gian kế hoạch và thực hiện cho lệnh sản xuất. Thông tin này được nhập vào khi lập thủ công hoặc tự động tính khi chuyển số liệu từ phân hệ hoạch định sản xuất.

  • Số lệnh sản xuất/ ngày lập

Số, ngày của lệnh sản xuất. Khi tập hợp chi phí sẽ chỉ ra số lệnh sản xuất đã khai báo tại đây.

  • Trạng thái

Trạng thái của lệnh sản xuất. Lệnh sản xuất có 05 trạng thái: “Lập chứng từ”, “Kế hoạch”, “Sản xuất”, “Hoàn thành”, “Đóng”.

  • Mã hàng

Mã sản phẩm cần sản xuất, được nhập trực tiếp trên màn hình từ “Danh mục vật tư” hoặc được lấy từ “Đơn hàng”.

  • Mã kho

Mã kho nhập sản phẩm sản xuất, được nhập trực tiếp trên màn hình từ “Danh mục kho hàng” hoặc lấy từ “Đơn hàng”. Hiện tại chưa có sự liên kết thông tin từ kho hàng trong lệnh sản xuất với kho hàng nhập thực tế.

  • Mã vị trí/ mã lô

Mã vị trí/lô nhập sản phẩm sản xuất trong kho, được nhập trực tiếp trên màn hình từ “Danh mục vị trí”/”Danh mục lô”. Chỉ dùng trong trừơng hợp sản phẩm sản xuất có theo dõi theo vị trí/lô.

  • Số lượng

Số lượng sản phẩm sản xuất có thể tự nhập trực tiếp trên màn hình hoặc nhập trong trường số lượng trong đơn hàng.

 

  • Định mức nguyên vật liệu

Đường dẫn: Giá thành / Định mức nguyên vật liệu

Định mức nguyên vật liệu dùng để khai báo công thức vật tư cho một sản phẩm, được sử dụng trong trường hợp làm tiêu thức phân bổ. Dựa vào cấu trúc sản phẩm, chương trình sẽ tính các hệ số để phân bổ các chi phí khác trong giá thành sản phẩm.

 

Giải thích các trường

  • Mã sản phẩm

Mã sản phẩm cần khai báo định mức.

  • Bộ phận

Mã bộ phận chi phí trong sản xuất.

  • Mã hàng

Mã vật tư, nguyên liệu dùng để cấu thành cấu trúc sản phẩm.

  • Số lượng

Số lượng vật tư theo định mức.

  • Tỷ lệ hao hụt

Tỷ lệ hao hụt cho phép. Cách nhập vào chương trình: nhập dạng số thập phân.

Ví dụ: nếu tỷ lệ hao hụt là 10% thì nhập là “0.1”

  • Hiệu lực từ ngày / đến ngày

Thời gian hiệu lực của định mức. Trong chương trình có thể tồn tại nhiều cấu trúc tại các thời điểm khác nhau.

Lưu ý : Nếu thay đổi hoàn toàn cấu trúc nguyên liệu thì dùng “Hiệu lực từ ngày/đến ngày” nhưng nếu chỉ thay thế tạm thời các nguyên liệu tương đương thì nên dùng chức năng “Khai báo vật tư thay thế”.

4.3 Khai báo hệ số phân bổ

Đường dẫn: Giá thành / Khai báo hệ số phân bổ

Đối với những chi phí không thể chi tiết cho từng sản phẩm ngay từ lúc nhập liệu-về nguyên tắc- phải phân bổ chúng ra cho đối tượng tập hợp, để phân bổ phải có

hệ số.
Chương trình hỗ trợ các cách phân bổ sau:

  • Phân bổ theo định mức vật tư dành cho các chi phí liên quan đến nguyên liệu vật tư;
  • Phân bổ theo phát sinh của yếu tố chi phí khác đã tính được; cách này dành cho các chi phí liên quan đến giá trị.

Ngoài ra, nếu không nằm trong nằm trong 2 hỗ trợ trên thì buộc phải khai báo hệ số theo đơn vị tập hợp chi phí khả dĩ nhất.

Bây giờ ta sẽ xem xét “đơn vị tập hợp chi phí” là gì?

Đơn vị tập hợp chi phí nhỏ nhất và tổng quát nhất của chương trình là tổ hợp [Mã sản phẩm + Bộ phận + Mã YTCP + LSX]; nghĩa là, trong bất kỳ trường hợp nào chi phí cũng sẽ chi tiết cho tổ hợp mã này. Trong trường hợp đặc biệt, nếu cách tập hợp ít hơn một thành phần trong tổ hợp mã này có nghĩa là cả trường đó bằng giá trị “rỗng”.

Ví dụ: trong trường hợp tổng quát, chi phí được “bóc tách” như bảng sau

Nếu muốn phân bổ một yếu tố thì trong trường hợp tổng quát, ta phải có giá trị (phát sinh hoặc giá thành) làm hệ số chi tiết như bảng trên. Trong trường hợp đặc biệt, chi phí chỉ được “bóc tách” theo [Bộ phận + Mã YTCP], kết quả như bảng sau:

Như vậy có nghĩa là ta đã không quan tâm tới mã sản phẩm và LSX nữa, hệ số chỉ phụ thuộc vào tổ hợp [Bộ phận + Mã YTCP], mọi mã sản phẩm và LSX đều như nhau. Ứng dụng thực tế:

  • Có thể dùng chức năng “Khai báo hệ số phân bổ” để nhập hệ số lương (đơn giá lương/đơn vị SP) trong trường hợp phân bổ yếu tố chi phí lương theo đơn giá lương/đơn vị SP.
  • Có một vài chi phí được xác định rõ trước là tỷ lệ bao nhiêu % thì cũng có thể dùng chức năng “Khai báo hệ số phân bổ” để khai báo.

Giải thích các trường

  • Mã ytcp

Mã yếu tố chi phí có hệ số phân bổ.

  • Mã sản phẩm

Mã sản phẩm có hệ số phân bổ.

  • Bộ phận

Mã dây chuyền, phân xưởng trong trường hợp dở dang sản phẩm theo dây chuyền, phân xưởng. Phải nhập vào trường này nếu chọn tính giá thành theo bộ phận trong tham số hệ thống.

  • Số lsx

Số lệnh sản xuất còn dở dang trong trường hợp dở dang sản phẩm theo lệnh sản xuất. Phải nhập vào trường này nếu chọn tính giá thành theo lệnh sản xuất trong tham số hệ thống.

  • Bộ phận gián tiếp

Mã chi phí gián tiếp dùng làm trung gian phân bổ cho các bộ phận khác.

  • Mã vật tư

Dùng trong trường hợp không có định mức vật tư, các vật tư sẽ được phân bổ theo tỷ trọng trong bảng hệ số này.

Lưu ý quan trọng: Việc chọn lựa cập nhật vào đối tượng làm hệ số nào phụ thuộc nhiều vào khai báo yếu tố chi phí. Nếu không khai báo kiểu tập hợp yếu tố chi phí thì khi nhập hệ số, chương trình sẽ không hỗ trợ lấy danh mục tại trường đó. Với mức cập nhật hệ số theo vật tư chỉ dùng trong các trường hợp không khai báo định mức. Nếu các yếu tố đã “tính hệ số theo hệ số cập nhật” mà tính lại theo định mức thì xem như lấy kết quả sau.

Chú ý: Để tiết kiệm thời gian nhập chi tiết cho từng tháng, chương trình có cho phép sao chép các khai báo của tháng trước liền kề. Khi mở màn hình khai báo này, nhập vào màn hình lọc, trường “Sao chép dữ liệu” là 1 – Lấy dữ liệu từ kỳ trước. Tương tự trong các màn hình chức năng “Khai báo đối tượng nhận phân bổ chi phí”, “Khai báo vật tư thay thế” (thuộc phân hệ giá thành sản phẩm).

 4.4 Khai báo vật tư thay thế

Đường dẫn: Giá thành / Khai báo vật tư thay thế

Đối với các vật tư có cùng chức năng sử dụng, ta có thể khai báo thay thế nhau để việc khai báo định mức đơn giản hơn.

Giải thích các trường

  • Mã vật tư

Mã vật tư, nguyên liệu cần thay thế.

  • Nhóm vật tư thay thế

Mã vật tư, nguyên liệu dùng để thay thế cho vật tư, nguyên liệu trên.

Chú ý: Để tiết kiệm thời gian nhập chi tiết cho từng tháng, chương trình có cho phép sao chép các khai báo của tháng trước liền kề. Khi mở màn hình khai báo này, nhập vào màn hình lọc, trường “Sao chép dữ liệu” là 1 – Lấy dữ liệu từ kỳ trước. Tương tự trong các màn hình chức năng “Khai báo đối tượng nhận phân bổ chi phí”, “Khai báo hệ số phân bổ” (thuộc phân hệ giá thành sản phẩm).

4.5 Khai báo đối tượng nhận phân bổ chi phí

Đường dẫn: Giá thành / Khai báo đối tượng nhận phân bổ chi phí

Trong chức năng “Khai báo hệ số phân bổ” ta đã xác định được hệ số phân bổ là bao nhiêu rồi, trong trường hợp tổng quát, sẽ phân bổ cho tất cả những đối tượng tập hợp (tùy bài toán) theo hệ số đó.

Nhưng trong trường hợp đặc biệt, nếu yêu cầu đặt ra là chỉ một vài đối tượng nhận chi phí đó mà thôi thì việc phân bổ theo hệ số trong chức năng “Khai báo hệ số phân bổ” gặp khó khăn. Để thực hiện được điều đó, ta dùng chức năng “Khai báo đối tượng nhận phân bổ chi phí” để giới hạn lại.

dụ:

Ta có 10 phân xưởng cùng sản xuất 1 mặt hàng, nhưng chi phí bảo quản thành phẩm tại xưởng 1 không có do xưởng có kho tại chỗ, còn lại tất cả các xưởng khác phải chịu chi phí này. Có 2 phương án để nhập liệu:

– Một là chi tiết các chứng từ hạch toán chi phí theo 9 xưởng còn lại và tháng nào cũng phải hạch toán chi tiết như thế

– Hai là chỉ hạch toán 1 số tổng cho tất cả các xưởng sau đó khai báo một lần cho 9 xưởng kia trong chức năng “Khai báo đối tượng nhận phân bổ chi phí”.

Với việc khai báo từng mã yếu tố cho từng sản phẩm, có thể mất nhiều thời gian cấu hình. Để hỗ trợ việc này nhanh hơn, chương trình có tiện ích “Thêm mới đối tượng nhận phân bổ với nhiều yếu tố và nhiều sản phẩm”

Dùng để khai báo hang loạt YTCP cho nhiều SP. Chương trình sẽ dựa vào tổ hợp thông tin trên màn hình điều kiện –mà chủ yếu là yếu tố chi phí và sản phẩm- để tạo ra hàng loạt các chi tiết nhận phân bổ cho sản phẩm.

Giải thích các trường

  • Mã yếu tố

Mã yếu tố chi phí có hệ số phân bổ.

  • Bộ phận gián tiếp

Mã chi phí gián tiếp dùng làm trung gian phân bổ cho các bộ phận khác.

  • Bộ phận

Mã dây chuyền, phân xưởng được chỉ định nhận chi phí.

  • Số lsx

Số lệnh sản xuất được chỉ định nhận chi phí

  • Mã sản phẩm

Mã sản phẩm được chỉ định nhận chi phí.

5. Tính giá thành

Đường dẫn: Giá thành / Tính giá thành

Chức năng này dùng để tính tổng hợp các bước giá thành.

Chọn kỳ / năm và đơn vị cơ sở để tính, mỗi lần chỉ tính được 1 đơn vị.

 

Màn hình dùng để tính giá thành, các bước tính toán được khai báo sẵn, người dùng check chọn các bước xong sẽ nhấn tính.

Có thể nhấn Tính từng bước bằng cách click vào nút “Tính” ở bước tương ứng

Có thể xem và xóa kết quả tính ở từng bước

 

Sau khi chạy xong các bước tính, chương trình sẽ hiện lên cảnh báo để người dùng biết

 

5.1 Tính số lượng sản phẩm nhập kho trong kỳ

Chức năng này được sử dụng để tính số lượng sản phẩm nhập kho trong kỳ đã cập nhật trong các phiếu nhập thành phẩm với mã giao dịch loại 4.

5.2 Tính số lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ

Tính số lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ được tính theo công thức:

SLSX = SL NK + SL CK – SL ĐK

Trong công thức trên thì “SL CK” là số lượng sản phẩm dở dang qui đổi về thành phẩm cuối kỳ. Tỷ lệ qui đổi

được đánh giá chi tiết theo từng loại yếu tố chi phí. Do đó, số lượng sản phẩm sản xuất cũng tương ứng theo từng loại yếu tố.

Việc tính số lượng sản phẩm SX trong kỳ là bước chuẩn bị để tính toán hệ số phân bổ các chi phí sản xuất chung trong kỳ.

5.3 Tính chi phí dở dang cuối kỳ theo số liệu kiểm kê

Qua 2 chức năng “Cập nhật số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ” và “Cập nhật kiểm kê vật tư cuối kỳ”, chương trình đã có số liệu cho vật tư dở dang cuối kỳ. Để tính chi phí dở dang cuối kỳ theo số liệu kiểm kê, chương trình sẽ lấy giá tồn kho cuối kỳ để tính.
Để kiểm tra kết quả tính toán của bước này có thể vào “Báo cáo chi phí NVL kiểm kê cuối kỳ”

Tuy nhiên, trong trường hợp không chi tiết theo vật tư thì có thể bỏ qua bước này

5.4 Tập hợp chi phí phát sinh trong kỳ

Tập hợp chi phí phát sinh trong kỳ: Tập hợp phát sinh trong sổ cái tài khoản theo từng yếu tố và đối tượng tập hợp đã khai báo trong bảng danh mục yếu tố; đối với các đối tượng tập hợp theo nguyên vật liệu thì tập hợp cả phần số lượng; đối với các vật tư thay thế thì cập nhật vật tư bằng “Nhóm vật tư thay thế”.

Có thể hình dung chương trình sẽ tập hợp theo bảng sau:

Trong bảng có 2 loại chi phí là chi phí tập hợp trực tiếp và gián tiếp; chi phí tính theo lượng (vật tư) và chỉ tính theo giá trị. Ở các đối tượng “Mã SP”, ”Bộ phận”, “LSX” không có số liệu là do cách cấu hình yếu tố chi phí.

5.5 Kết chuyển chi phí tập hợp trực tiếp

Dùng để kết chuyển chi phí tập hợp trực tiếp sang các bảng tạm để tính bước sau.

Chi phí tập hợp trực tiếp là những phát sinh được nhập chi tiết ngay từ khi phát sinh theo đối tượng giá thành. Dấu hiệu nhận biết là các khai báo Tập hợp sản phẩm, Tập hợp lệnh sản xuất và Tập hợp công đoạn trong danh mục yếu tố. Khi thực hiện kết chuyển, sẽ thấy được các chi phí này trong báo cáo giá thành sản phẩm. Các chi phí ngoài các chi phí này phải được thực hiện đưa vào giá thành sản phẩm qua các công cụ phân bổ.

5.6 Tính hệ số phân bổ theo hệ số cập nhật

Trong chức năng này, chương trình sẽ thực hiện các tính toán sau:

  • Tính hệ số phân bổ theo hệ số cập nhật;
  • Tính hệ số phân bổ theo định mức NVL: dùng để phân bổ các loại YTCP có cách cấu hình là “ ”;
  • Tính hệ số phân bổ theo SLSX: dùng để phân bổ các loại YTCP lấy tiêu thức số lượng SX để phân bổ;
  • Tính hệ số phân bổ theo các YTCP.

Ví dụ:

  • Tính hệ số phân bổ theo hệ số cập nhật: chỉ tính cho các yếu tố chi phí mang tính chất phục vụ cho một vài bộ phận sản – phẩm cụ thể đã biết trước;
  • Tính hệ số phân bổ theo định mức NVL: chỉ tính cho các yếu tố nguyên vật liệu;
  • Tính hệ số phân bổ theo SLSX: chỉ tính cho các yếu tố chi phí mang tính chất cứ sản xuất nhiều thì phân bổ nhiều.

Lưu ý quan trọng: Do mỗi loại tính toán hệ số chỉ áp dụng cho một vài yếu tố cụ thể, nên phải cấu hình ngay từ lần chạy đầu tiên, các lần sau chương trình sẽ nhớ cấu hình đó để tính.

5.7 Tính hệ số phân bổ theo định mức nguyên vật liệu

Trong chức năng này, chương trình sẽ thực hiện các tính toán sau:

  • Tính hệ số phân bổ theo hệ số cập nhật;
  • Tính hệ số phân bổ theo định mức NVL: dùng để phân bổ các loại YTCP có cách cấu hình là “”;
  • Tính hệ số phân bổ theo SLSX: dùng để phân bổ các loại YTCP lấy tiêu thức số lượng SX để phân bổ;
  • Tính hệ số phân bổ theo các YTCP.

Ví dụ:

  • Tính hệ số phân bổ theo hệ số cập nhật: chỉ tính cho các yếu tố chi phí mang tính chất phục vụ cho một vài bộ phận sản – phẩm cụ thể đã biết trước;
  • Tính hệ số phân bổ theo định mức NVL: chỉ tính cho các yếu tố nguyên vật liệu;
  • Tính hệ số phân bổ theo SLSX: chỉ tính cho các yếu tố chi phí mang tính chất cứ sản xuất nhiều thì phân bổ nhiều.

Lưu ý quan trọng: Do mỗi loại tính toán hệ số chỉ áp dụng cho một vài yếu tố cụ thể, nên phải cấu hình ngay từ lần chạy đầu tiên, các lần sau chương trình sẽ nhớ cấu hình đó để tính.

 5.8 Tính hệ số phân bổ theo các yếu tố chi phí

Trong chức năng này, chương trình sẽ thực hiện các tính toán sau:

  • Tính hệ số phân bổ theo hệ số cập nhật;
  • Tính hệ số phân bổ theo định mức NVL: dùng để phân bổ các loại YTCP có cách cấu hình là “”;
  • Tính hệ số phân bổ theo SLSX: dùng để phân bổ các loại YTCP lấy tiêu thức số lượng SX để phân bổ;
  • Tính hệ số phân bổ theo các YTCP.

Ví dụ:

  • Tính hệ số phân bổ theo hệ số cập nhật: chỉ tính cho các yếu tố chi phí mang tính chất phục vụ cho một vài bộ phận sản – phẩm cụ thể đã biết trước;
  • Tính hệ số phân bổ theo định mức NVL: chỉ tính cho các yếu tố nguyên vật liệu;
  • Tính hệ số phân bổ theo SLSX: chỉ tính cho các yếu tố chi phí mang tính chất cứ sản xuất nhiều thì phân bổ nhiều.

Lưu ý quan trọng: Do mỗi loại tính toán hệ số chỉ áp dụng cho một vài yếu tố cụ thể, nên phải cấu hình ngay từ lần chạy đầu tiên, các lần sau chương trình sẽ nhớ cấu hình đó để tính.

5.9 Tính hệ số phân bổ theo sản lượng sản xuất

Trong chức năng này, chương trình sẽ thực hiện các tính toán sau:

  • Tính hệ số phân bổ theo hệ số cập nhật;
  • Tính hệ số phân bổ theo định mức NVL: dùng để phân bổ các loại YTCP có cách cấu hình là “”;
  • Tính hệ số phân bổ theo SLSX: dùng để phân bổ các loại YTCP lấy tiêu thức số lượng SX để phân bổ;
  • Tính hệ số phân bổ theo các YTCP.

Ví dụ:

  • Tính hệ số phân bổ theo hệ số cập nhật: chỉ tính cho các yếu tố chi phí mang tính chất phục vụ cho một vài bộ phận sản – phẩm cụ thể đã biết trước;
  • Tính hệ số phân bổ theo định mức NVL: chỉ tính cho các yếu tố nguyên vật liệu;
  • Tính hệ số phân bổ theo SLSX: chỉ tính cho các yếu tố chi phí mang tính chất cứ sản xuất nhiều thì phân bổ nhiều.

Lưu ý quan trọng: Do mỗi loại tính toán hệ số chỉ áp dụng cho một vài yếu tố cụ thể, nên phải cấu hình ngay từ lần chạy đầu tiên, các lần sau chương trình sẽ nhớ cấu hình đó để tính.

 5.10 Kiểm tra thông tin đối tượng nhận phân bổ chi phí

Trong trường hợp có khai báo đối tựơng nhận phân bổ chi phí, phải chạy bước này để kiểm tra thông tin đối tượng nhận phân bổ chi phí. Nếu bỏ qua bước này, chương trình sẽ mặc định phân bổ chi phí cho tất cả các sản phẩm, bộ phận như trường hợp không khai báo đối tượng nhận phân bổ chi phí.

5.11 Phân bổ chi phí phát sinh trong kỳ

Chức năng này dùng để phân bổ chi phí phát sinh trong kỳ

5.12 Tính chi phí dở dang cuối kỳ nguyên vật liệu

Chức năng này dùng để tính chi phí dở dang cuối kỳ của nguyên vật liệu.

5.13 Tính chi phí dở dang cuối kỳ

Chức năng này dùng để tính chi phí dở dang cuối kỳ của các yếu tố chi phí.

5.14 Tính giá thành sản phẩm

Sau khi thực hiện các chức năng tập hợp chi phí cho từng sản phẩm chi tiết theo các chỉ tiêu phân tích, cần thực hiện tổng hợp tất cả những yếu tố đó lại để có thể lập báo cáo giá thành.

5.15 Cập nhật giá cho phiếu nhập thành phẩm

Như ta đã biết, khi nhập kho thành phẩm (hằng ngày) ta không thể biết giá nhập kho của thành phẩm (giá thành sản xuất) là bao nhiêu. Việc này chỉ được thực hiện định kỳ hằng tháng sau khi tính giá thành. Bước cập nhật giá thành vào các phiếu nhập là bước cuối cùng trong quy trình tính giá thành. Chương trình sẽ tự động cập nhật các sổ kế toán có liên quan.

Chú ý: Để chương trình có thể cập nhật đúng giá thành sản phẩm cần kiểm tra kỹ khai báo “khai báo màn hình nhập chứng từ” xem đã chọn nhóm khi lưu vào sổ cái đối với trường mã đối tượng giá thành chưa (bộ phận/Sp/lệnh…).
Nếu không chọn thì chương trình có khả năng cập nhật sai.

6. Cập nhật điều chỉnh

6.1 Điều chỉnh số lượng sản phẩm dở dang đầu kỳ

Đường dẫn: Giá thành / Điều chỉnh / Điều chỉnh số lượng sản phẩm dở dang đầu kỳ

Chức năng này để điều chỉnh số lượng sản phẩm dở dang đầu kỳ theo YTCP trong trường hợp không muốn tính lại giá thành kỳ trước, nhưng lại sửa chi phí đầu kỳ làm việc. Tuy nhiên, nên hạn chế sử dụng vì việc điều chỉnh này sẽ làm các số liệu không được chặt chẽ, và người dùng phải sử dụng nhiều bút toán điều chỉnh bổ sung.

Giải thích các trường

  • Loại yếu tố

Khai báo loại dở dang của yếu tố, dùng trong trường hợp các loại yếu tố chi phí cuối kỳ có tỷ lệ hoàn thành không bằng nhau.

  • Mã sản phẩm

Mã sản phẩm sản xuất dở dang đầu kỳ cần điều chỉnh.

 

  • Bộ phận

Mã dây chuyền, phân xưởng trong trường hợp dở dang sản phẩm theo dây chuyền, phân xưởng. Phải nhập vào trường này nếu chọn tính giá thành theo bộ phận trong tham số hệ thống.

  • Số lsx

Số lệnh sản xuất còn dở dang trong trường hợp dở dang sản phẩm theo lệnh sản xuất. Phải nhập vào trường này nếu chọn tính giá thành theo lệnh sản xuất trong tham số hệ thống.

  • Số lượng dd

Số lượng sản phẩm dở dang đầu kỳ.

  • Tl hoàn thành

Tỷ lệ hoàn thành của sản phẩm dở dang đầu kỳ. Nếu tỷ lệ dở dang là 50% thì nhập TL hoàn thành là 50.

  • Sl quy đổi

Số lượng sản phẩm hoàn thành quy đổi từ sản phẩm dở dang cuối kỳ.

6.2 Điều chỉnh giá trị dở dang đầu kỳ theo YTCP

Đường dẫn: Giá thành / Điều chỉnh / Điều chỉnh giá trị dở dang đầu kỳ theo YTCP

Chức năng này để điều chỉnh giá trị dở dang đầu kỳ theo YTCP trong trường hợp không muốn tính lại giá thành kỳ trước, nhưng lại sửa chi phí đầu kỳ làm việc.
Tuy nhiên, nên hạn chế sử dụng vì việc điều chỉnh này sẽ làm các số liệu không được chặt chẽ, và người dùng phải sử dụng nhiều bút toán điều chỉnh bổ sung.

Giải thích các trường

  • Mã sản phẩm

Mã sản phẩm còn sản xuất dở dang đầu kỳ cần điều chỉnh.

  • Bộ phận

Mã dây chuyền, phân xưởng trong trường hợp dở dang sản phẩm theo dây chuyền, phân xưởng. Phải nhập vào trường này nếu chọn tính giá thành theo bộ phận trong tham số hệ thống.

  • Số lsx

Số lệnh sản xuất còn dở dang trong trường hợp dở dang sản phẩm theo lệnh sản xuất. Phải nhập vào trường này nếu chọn tính giá thành theo lệnh sản xuất trong tham số hệ thống.

  • Mã vật tư

Mã vật tư, nguyên liệu chi tiết dở dang đầu kỳ cần điều chỉnh.

  • Số lượng

Số lượng vật tư điều chỉnh.

  • Tiền nt/ Tiền

Giá trị vật tư dở dang điều chỉnh theo ngoại tệ và đồng hạch toán chi tiết theo yếu tố chi phí.

6.4 Điều chỉnh giá thành sản phẩm

Đường dẫn: Giá thành / Điều chỉnh / Điều chỉnh giá thành sản phẩm

Trong trường hợp chi phí trong một số những sản phẩm đặc biệt có giá trị khác kết quả do chương trình tính được, chương trình cho phép điều chỉnh lại bảng giá thành đã được cập nhật bởi chức năng tổng hợp giá thành trước đó. Sử dụng chức năng “Điều chỉnh giá thành sản phẩm        

7. Kiểm tra giá thành

Do bài toán giá thành được xây dựng mang tính chất tổng quát cao, các tính toán đòi hỏi số liệu cập nhật phải chuẩn xác. Do vậy, trước khi tính toán, cần phải thực hiện các bước kiểm tra thật cẩn thận để bảo đảm kiểm soát được số liệu tính toán là đúng hay sai. Việc phát hiện ra sai sót trong kết quả tính và việc tìm ra nguyên nhân thường mất rất nhiều thời gian do liên quan quá nhiều quy trình tính toán và mang tính chất lặp lại.

Trong phạm vi tài liệu hướng dẫn này, chỉ trình bày những thao tác kiểm tra số liệu thông thường xảy ra nhất mà người sử dụng cuối cùng có thể thực hiện được bằng việc hỗ trợ qua các báo cáo hoặc truy vấn nhanh của chương trình. Trong các trường hợp phức tạp hơn, phải thực hiện kiểm tra cấp thấp hơn bằng các công cụ cơ sở dữ liệu.

7.1 Chứng từ chưa nhập theo đối tượng tập hợp chi phí

Trong chức năng kiểm tra này, chương trình cho phép lọc ra những chứng từ không hợp lệ để người sử dụng có thể sửa lại cho hợp lý.

Căn cứ để chương trình kiểm tra là dựa vào kiểu tập hợp chi phí của các mã yếu tố trong danh mục yếu tố chi phí.

7.2 Vật tư xuất sản xuất nhưng chưa khai báo định mức

Trong bài toán giá thành mà vật tư không được chỉ trực tiếp cụ thể cho đối tượng tập hợp giá thành nào mà phải phân bổ qua định mức vật tư, khi chạy chức năng “Vật tư xuất sản xuất nhưng chưa khai báo định mức”, chương trình sẽ báo những phiếu xuất kho vật tư cho sản xuất không nằm trong danh sách các vật tư trong chi tiết tổng tất cả các định mức hiệu lực.

7.3 Vật tư có khai báo định mức nhưng các TP có SLSX = 0

Dùng để kiểm tra trong trường hợp một vật tư có xuất cho sản xuất nhưng không tồn tại ít nhất một sản phẩm nhận chi phí (không nhập bất kỳ sản phẩm nào có dùng vật tư đó)

Sử dụng trong bài toán giá thành mà vật tư không được chỉ trực tiếp cụ thể cho đối tượng tập hợp giá thành nào mà phải phân bổ qua định mức vật tư.

7.4 Kiểm tra đối tượng tính giá thành trong PXK và PNK

Kiểm tra giữa việc xuất kho NVL tập hợp trực tiếp cho các đối tượng tính giá thành (Bộ phận – LSX – Sản phẩm) có phù hợp với việc nhập kho bán sản phẩm tương ứng hay không. Chương trình sẽ hiện ra các chứng từ xuất kho NVL và nhập kho sản phẩm hoàn thành mà xảy ra tình trạng có xuất kho nhưng không có nhập kho tương ứng và ngược lại.

7.5 Các yếu tố chi phí có DDĐK hoặc PS nhưng SLNK + SLCK = 0

Trường hợp sai sót này do chưa nhập phiếu nhập hoặc số lượng nhập dở dang cuối kỳ.

7.6 Các yếu tố không phân bổ được trong kỳ

Dùng để kiểm tra trong trường hợp một yếu tố chi phí có phát sinh trong kỳ nhưng không tồn tại ít nhất một sản phẩm nào nhận chi phí.

7.7 Thành phẩm nhập kho sai với thành phẩm trong lệnh sản xuất

Trong bài toán có đối tượng tập hợp giá thành là lệnh sản xuất, nếu phiếu nhập kho thành phẩm không nằm trong danh sách các sản phẩm trong chi tiết tổng tất cả các lệnh hiệu lực thì chương trình sẽ báo.

Trường hợp sai sót này có thể do bộ phận sản xuất thực hiện nhập kho với mã không chính xác.

7.8 Lệnh sản xuất có DDĐK – không nhập TP nhưng khai báo kết lệnh

Chương trình sẽ kiểm tra ngày hiệu lực của lệnh sản xuất (được khai báo trong chức năng “lệnh sản xuất”) để so sánh với kỳ phát sinh của số liệu. Nếu lệnh sản xuất có dở dang đầu kỳ nhưng không nhập thành phẩm trong kỳ mà đã khai báo kết thúc lệnh trong kỳ, chức năng này sẽ cảnh báo đối với những lệnh sản xuất đó.

7.9 Các lệnh sản xuất đã kết thúc kỳ trước nhưng vẫn có phát sinh

Chương trình sẽ kiểm tra ngày hiệu lực của lệnh sản xuất (được khai báo trong menu “lệnh sản xuất”) để so sánh với kỳ phát sinh của số liệu. Trong trường hợp thời điểm hiệu lực bé hơn chương trình sẽ thông báo.

8. Báo cáo giá thành

8.1 Thẻ giá thành cho sản phẩm

Đường dẫn: Giá thành / Báo cáo / Thẻ giá thành cho sản phẩm

Báo cáo lên số liệu chi tiết theo từng yếu tố của từng mã sản phẩm.

Giải thích các trường trên màn hình lọc

  • Từ kỳ/năm đến kỳ/năm

Lọc từ kỳ đến kỳ cần xem.

  • Các đối tượng cần xem

Chọn đối tượng cần xem, đối tượng bao gồm: Mã sản phẩm, Mã bộ phận, Số LSX. Các đối tượng này nếu để trắng thì sẽ lên toàn bộ dữ liệu.

  • Mẫu báo cáo

Chọn các loại mẫu: Mẫu tiền chuẩn hoặc Mẫu ngoại tệ để xem.

  • Báo cáo giá thành sản phẩm theo nhóm yếu tố

Đường dẫn: Giá thành / Báo cáo / Báo cáo giá thành sản phẩm theo nhóm yếu tố

Báo cáo lên số liệu chi tiết của tất các các đối tượng tính giá thành, lên chi tiết theo từng yếu tố, thông tin thể hiện bao gồm: Đầu kỳ, Phát sinh trong kỳ, Giá thành, Cuối kỳ và Giá thành đơn vị.

Giải thích các trường trên màn hình lọc

  • Từ kỳ/năm đến kỳ/năm

Lọc từ kỳ đến kỳ cần xem.

  • Các đối tượng cần xem

Chọn đối tượng cần xem, đối tượng bao gồm: Mã sản phẩm, Mã bộ phận, Số LSX. Các đối tượng này nếu để trắng thì sẽ lên toàn bộ dữ liệu.

  • Mẫu báo cáo

Chọn các loại mẫu: Mẫu tiền chuẩn hoặc Mẫu ngoại tệ để xem.

 

8.3 Báo cáo giá thành chi tiết theo vật tư

Đường dẫn: Giá thành / Báo cáo / Báo cáo giá thành chi tiết theo vật tư

Báo cáo lên số liệu chi tiết của tất các các đối tượng tính giá thành, lên chi tiết theo từng yếu tố, thể hiện từng mã vật tư nào xuất dùng cho từng thành phẩm, thông tin thể hiện bao gồm: Đầu kỳ, Phát sinh trong kỳ, Giá thành, Cuối kỳ và Giá thành đơn vị.

Lưu ý: chỉ lên số liệu các yếu tố có check vào Tập hợp theo nguyên vật liệu trong Danh mục yếu tố.

Giải thích các trường trên màn hình lọc

  • Từ kỳ/năm đến kỳ/năm

Lọc từ kỳ đến kỳ cần xem.

  • Các đối tượng cần xem

Chọn đối tượng cần xem, đối tượng bao gồm: Mã sản phẩm, Mã bộ phận, Số LSX. Các đối tượng này nếu để trắng thì sẽ lên toàn bộ dữ liệu.

  • Mẫu báo cáo

Chọn các loại mẫu: Số lượng; Số lượng và Giá trị; Số lượng và Giá trị ngoại tệ để xem.

  • Báo cáo tổng hợp chi phí sản xuất theo sản phẩm

Đường dẫn: Giá thành / Báo cáo / Báo cáo tổng hợp chi phí sản xuất theo sản phẩm

Báo cáo lên số liệu chi tiết của tất các các đối tượng tính giá thành, thông tin thể hiện bao gồm: Đầu kỳ, Phát sinh trong kỳ, Giá thành, Cuối kỳ và Giá thành đơn vị, thể hiện về mặt số lượng và giá trị.

Giải thích các trường trên màn hình lọc

  • Từ kỳ/năm đến kỳ/năm

Lọc từ kỳ đến kỳ cần xem.

  • Các đối tượng cần xem

Chọn đối tượng cần xem, đối tượng bao gồm: Mã sản phẩm, Mã bộ phận, Số LSX. Các đối tượng này nếu để trắng thì sẽ lên toàn bộ dữ liệu.

  • Mẫu báo cáo

Chọn các loại mẫu: Mẫu tiền chuẩn hoặc Mẫu ngoại tệ để xem.

 

8.5 Báo cáo tổng hợp chi phí sản xuất theo yếu tố

Đường dẫn: Giá thành / Báo cáo / Báo cáo tổng hợp chi phí sản xuất theo yếu tố

Báo cáo lên số liệu chi tiết theo yếu tố chi phí bao gồm: Đầu kỳ, Phát sinh trong kỳ, Giá thành và Cuối kỳ.

Giải thích các trường trên màn hình lọc

  • Từ kỳ/năm đến kỳ/năm

Lọc từ kỳ đến kỳ cần xem.

  • Các đối tượng cần xem

Chọn đối tượng cần xem, đối tượng bao gồm: Mã sản phẩm, Mã bộ phận, Số LSX. Các đối tượng này nếu để trắng thì sẽ lên toàn bộ dữ liệu.

  • Mẫu báo cáo

Chọn các loại mẫu: Mẫu tiền chuẩn hoặc Mẫu ngoại tệ để xem.

8.6 Báo cáo so sánh NVL thực tế và định mức theo sản phẩm

Đường dẫn: Giá thành / Báo cáo / Báo cáo so sánh NVL thực tế và định mức theo sản phẩm

Báo cáo lên số liệu chi tiết từng NVL tạo nên thành phẩm, so sánh giữ Định mức và thực tế xuất ra sản xuất.

Giải thích các trường trên màn hình lọc

  • Từ kỳ/năm đến kỳ/năm

Lọc từ kỳ đến kỳ cần xem.

  • Các đối tượng cần xem

Chọn đối tượng cần xem, đối tượng bao gồm: Mã sản phẩm, Mã bộ phận, Số LSX. Các đối tượng này nếu để trắng thì sẽ lên toàn bộ dữ liệu.

  • Mẫu báo cáo

Chọn các loại mẫu: Mẫu tiền chuẩn hoặc Mẫu ngoại tệ để xem.

8.7 Báo cáo số lượng sản phẩm theo loại yếu tố

Đường dẫn: Giá thành / Báo cáo / Báo cáo số lượng sản phẩm theo loại yếu tố

Báo cáo lên số liệu thông tin nhập kho của đối tượng tính giá thành, bao gồm: Đầu kỳ, Số lượng Sản xuất, Nhập kho và Cuối kỳ.

Giải thích các trường trên màn hình lọc

  • Từ kỳ/năm đến kỳ/năm

Lọc từ kỳ đến kỳ cần xem.

  • Các đối tượng cần xem

Chọn đối tượng cần xem, đối tượng bao gồm: Mã sản phẩm, Mã bộ phận, Số LSX. Các đối tượng này nếu để trắng thì sẽ lên toàn bộ dữ liệu.

  • Mẫu báo cáo

Mặc định là Mẫu chuẩn.

 8.8 Bảng tập hợp chi phí phát sinh trong kỳ

Đường dẫn: Giá thành / Báo cáo / Bảng tập hợp chi phí phát sinh trong kỳ

Báo cáo lên số liệu tập hợp chi phí phát sinh trong kỳ tính giá thành của các yếu tố chi phí.

Giải thích các trường trên màn hình lọc

  • Kỳ/năm

Lọc kỳ cần xem.

  • Các đối tượng cần xem

Chọn đối tượng cần xem, đối tượng bao gồm: Mã sản phẩm, Mã bộ phận, Số LSX. Các đối tượng này nếu để trắng thì sẽ lên toàn bộ dữ liệu.

  • Mẫu báo cáo

Mặc định là Mẫu chuẩn.

Đội ngũ tư vấn viên luôn sẵn sàng nhận yêu cầu hỗ trợ từ bạn.

Đăng ký nhận tư vấn trải nghiệm CyberBook ngay hôm nay!