Chi tiết cách định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong doanh nghiệp 2022

Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh là công việc thường ngày của mỗi kế toán. Việc định khoản không đúng sẽ gây ra điều tiêu cực ảnh hưởng đến sổ sách kế toán cũng như thông tin kế toán của doanh nghiệp. CyberBook đã tổng hợp chi tiết cách định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong doanh nghiệp. Theo dõi bài viết dưới để cập nhật chi tiết nhé!

Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Hiểu về định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh là gì?

Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được hiểu là việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế của doanh nghiệp nhằm xác định các tài khoản bị tác động và thực hiện bút toán định khoản ghi Nợ, ghi Có với giá trị phù hợp.

Có hai loại định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh là định khoản đơn giản và định khoản phức tạp. Bên cạnh đó, trường hợp phân loại dựa trên tiêu chí các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại doanh nghiệp cần có nhiều loại định khoản khác nhau, do hoạt động doanh nghiệp phát sinh hàng loạt các nghiệp vụ kinh tế.

Nguyên tắc định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh cần nắm

Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được dùng để phản ánh số tiền của các nghiệp vụ kinh tế đó vào các tài khoản kế toán nhằm theo dõi nội dung kinh tế của nghiệp vụ. Kế toán cần tuân thủ một số nguyên tắc định khoản các nghiệp vụ kinh tế cụ thể như sau:

  • Hai bên Nợ, Có đều có vai trò như nhau, đều là chỉ sự phát sinh tăng giảm của tài khoản kế toán trong kỳ. Nợ cũng có thể phản ánh phát sinh tăng, cũng có thể phản ánh phát . sinh giảm và Có cũng tương tự.
  • Khi định khoản thì sẽ thực hiện định khoản Nợ trước đến Có sau.
  • Số dư cuối kỳ = Số dư đầu kỳ + Số phát sinh tăng – Số phát sinh giảm.
  • Đối với tài khoản tài sản lưu ý:
    • Số dư đầu kỳ và số dư cuối kỳ sẽ được ghi tại bên Nợ.
    • Trong kỳ tài sản phát sinh tăng thì ghi bên Nợ, phát sinh giảm thì ghi bên Có.
  • Đối với tài khoản nguồn vốn:
    • Số dư đầu kỳ và số dư cuối kỳ sẽ được ghi tại bên Có.
    • Khi trong kỳ tài sản phát sinh tăng thì ghi bên Có, phát sinh giảm thì ghi bên Nợ.
  • Đối với tài khoản chi phí: Trong kỳ tài sản mà phát sinh tăng thì ghi bên Nợ, phát sinh giảm thì ghi bên Có.
  • Trường hợp tài khoản doanh thu: Trong kỳ tài sản phát sinh tăng thì ghi bên Có, phát sinh giảm thì ghi bên Nợ.
  • Các tài khoản từ đầu 5 đến 9 không có số dư cuối kỳ.

Chi tiết cách định khoản nghiệp vụ kinh tế phát sinh 

Định khoản nghiệp cụ kinh tế phát sinh có bốn bước thực hiện cần kế toán tuân thủ. Trên thực tế, tùy theo kinh nghiệm công tác của kế toán mà số lượng các bước có thể thay đổi. Các bước định khoản đầy đủ gồm:

  • Bước thứ nhất: Xác định đúng đối tượng kế toán.
  • Bước thứ hai: Xác định tài khoản kế toán theo chế độ kế toán mà doanh nghiệp áp dụng.
  • Bước thứ ba: Xác định Nợ, Có đối với các tài khoản kế toán thông qua phát sinh tăng và giảm.
  • Bước 4: Định khoản kế toán để thỏa mãn điều kiện.

Lưu ý, trong quá trình định khoản, kế toán cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Tổng Nợ = Tổng Có.
  • Thứ tự định khoản: Nợ trước, Có sau.
  • Chỉ định khoản các nghiệp vụ là nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại doanh nghiệp.

Thực hiện định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh dễ dàng trên phần mềm CyberBook

Việc định khoản kế toán được coi là cơ sở ban đầu để doanh nghiệp nắm được các thông tin kế toán nhằm phục vụ cho công tác xây dựng chiến lược và ra quyết định kinh doanh. Do vậy, các doanh nghiệp nên trang bị thêm công cụ giúp bộ phận kế toán tiến hành hoạt động định khoản một cách nhanh chóng và chính xác. 

Một trong những phần mềm nổi bật trên thị trường đó là phần mềm kế toán trực tuyến CyberBook. Đây giải pháp số quản lý hiệu quả công tác tài chính của doanh nghiệp được trang bị nhiều tính năng đặc biệt hỗ trợ định khoản và nghiệp vụ kế toán như:

  • Giao diện thân thiện, dễ dàng làm việc ở bất cứ đâu.
  • Cung cấp đầy đủ các nghiệp vụ kế toán: bán hàng, quản lý kho, quản lý dụng cụ,….
  • Tổng hợp các mẫu báo cáo kế toán mới nhất
  • Cung cấp đầy đủ thông tin quản trị, tự động nhập số liệu báo cáo: báo cáo tài chính, báo cáo thuế, báo cáo quản trị
  • Đồng bộ dữ liệu nhanh chóng, kết nối với Tổng cục thuế, ngân hàng điện tử và tích hợp với các phần mềm doanh nghiệp.

Đọc thêm bài viết liên quan tại: https://cyberbook.vn/phan-mem-ke-toan-tich-hop-hoa-don-dien-tu/

Lời kết

Trên đây là những nội dung về chi tiết cách định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong doanh nghiệp. Thông qua bài viết, CyberBook hy vọng kế toán doanh nghiệp thực hiện định khoản theo đúng trình tự và chính xác. Mọi thông tin cần giải đáp, tư vấn vui lòng liên hệ tổng đài 1900 2038.