Những điều bạn cần biết về khoản tương đương tiền theo thông tư 200

khoản tương đương tiền theo thông tư 200

Bạn có hiểu về các khoản tương đương tiền theo thông tư 200/2014/TT-BTC là gì và được áp dụng như thế nào không? Trong bài viết này, CyberBook cùng bạn tìm hiểu chi tiết về các thông tin liên quan đến khoản tương đương tiền theo thông tư 200 nhé!

Tổng quan về tiền và khoản tương đương về tiền theo thông tư 200/2014/TT-BTC

Theo khoản 1.4, Điều 112 theo Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn về chế độ kế toán trong doanh nghiệp, “Tiền và các khoản tương đương tiền” có mã số 110 là tổng hợp chỉ tiêu phản ánh toàn bộ số tiền và các khoản tương đương tiền hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo, gồm: 

  • Tiền mặt tại quỹ
  • Tiền gửi ngân hàng ( khoản tiền gửi không kỳ hạn)  
  • Tiền đang chuyển 
  • Các khoản tương đương tiền trong tổ chức doanh nghiệp. 

Trên bảng cân đối kế toán, tiền và các khoản tương đương tiền tương ứng với những mã số đi cùng. Ví dụ: Tiền và các khoản tương đương tiền (mã số 110), tiền (mã số 111), các khoản tương đương tiền (mã số 112) với quy ước: Mã số 110 = Mã số 111 + Mã số 112.

Tiền và các khoản tương đương tiền còn hỗ trợ bổ sung thông tin cho phần thuyết minh và hỗ trợ đọc hiểu bảng báo cáo tài chính.

Các khoản tương đương tiền theo thông tư 200 là gì?

Các khoản tương đương tiền thuộc mục Tài sản ngắn hạn trên bảng cân đối kế toán có mức thanh khoản cao nhất.

Các khoản tương đương tiền (Cash equivalents) là các khoản đầu tư ngắn hạn (kỳ hạn kéo dài từ ba tháng trở xuống), có thể chuyển đổi thành một lượng tiền xác định mà không bị ảnh hưởng lớn về giá trị và rủi ro trong việc chuyển đổi tại thời điểm báo cáo.

Khi thực hiện công việc về các khoản tương đương tiền, ta có thể chủ yếu dựa trên số dư Nợ chi tiết của các tài khoản sau. Như vậy, kế toán có thể sử dụng số liệu được thống kê để ghi vào các khoản tương đương tiền:

– Tài khoản 1281: Số dư Nợ chi tiết “Tiền gửi có kỳ hạn” (chi tiết các khoản tiền gửi có kỳ hạn gốc không quá 3 tháng)

– Tài khoản 1288: Số dư Nợ chi tiết “Các khoản đầu tư khác nắm giữ đến ngày đáo hạn của kỳ hạn đó” (chi tiết các khoản dư Nợ đủ tiêu chuẩn được phân loại là tương đương tiền). 

Các khoản tương đương tiền theo thông tư 200 bao gồm những gì?

Một số loại tài sản được xếp vào khoản tương đương tiền: 

– Kỳ phiếu ngân hàng: Theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 34/2013/TT-NHNN, kỳ phiếu ngân hàng là một dạng văn bản pháp lý để xác thực nghĩa vụ trả tiền cho người hưởng lợi hoặc theo lệnh người lập phiếu trả cho người khác, có điều kiện và kỳ hạn nhất định do người lập viết ra.

– Tín phiếu kho bạc: Là một công cụ tài chính do Kho bạc Nhà nước phát hành để ghi nhận khoản nợ ngắn hạn và thực hiện hoạt động vay tiền được phát hành quy định.

– Tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn gốc không quá 3 tháng:Tiền gửi có kỳ hạn là khoản tiền nhàn rỗi được gửi bởi khách hàng với mục đích đầu tư sinh lời trong một kỳ hạn cụ thể. Mức lãi suất hàng kỳ sẽ được ấn định ngay từ thời điểm khách hàng mở sổ tiết kiệm và kéo dài cho đến cuối kỳ hạn. Có nhiều mốc kỳ hạn khác nhau: heo ngày, theo tuần, theo tháng hoặc nhiều tháng,… Tiền gửi ngân hàng được tính là khoản tương đương tiền phải có kỳ hạn dưới 3 tháng.

Cách xác định các khoản tương đương tiền theo thông tư 200

Các khoản tương đương tiền theo thông tư 200 được phân chia ra 3 hình thức khác nhau. Để xác định chính xác các khoản tương đương tiền, chúng ta vẫn cần lưu ý tại những điểm sau:

  • Các hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn gốc trên 90 ngày nhưng thời gian đáo hạn dưới 90 ngày tại ngày kết thúc kỳ kế toán có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một khoản tiền xác định và không có rủi ro trong quá trình chuyển đổi thì khi kế toán viên lập và trình bày báo cáo tài chính sẽ không được phân loại vào mục là tiền và tương đương tiền. Tuy nhiên có thể được coi là tương đương tiền cho mục đích phân tích các chỉ tiêu tài chính. (Căn cứ dựa trên trả lời của Bộ Tài Chính vào ngày 11/05/2021).
  • Ngoài ra, trong quá trình lập báo cáo, kế toán được phép trình bày tương đương tiền nếu nhận thấy các khoản được phản ánh ở các tài khoản khác thỏa mãn khái niệm về chỉ tiêu này (với mức kỳ hạn từ 3 tháng trở xuống, khả năng thanh khoản cao). Ngược lại, các khoản trước đây đã quá hạn chưa thu hồi nhưng được phân loại là tương đương tiền phải chuyển sang trình bày tại các chỉ tiêu khác, phù hợp với nội dung của từng khoản mục. 
  • Các khoản đầu tư như cổ phiếu, trái phiếu và các sản phẩm phái sinh vào chứng khoán có tính thanh khoản cao sẽ không được tính vào tiền và các khoản tương đương tiền. Mặc dù những tài sản được liệt kê ở trên đều có thể dễ dàng chuyển thành tiền mặt, tuy nhiên chúng vẫn bị loại trừ. Các tài sản được liệt kê trên được xếp vào hạng mục các khoản đầu tư trên bảng cân đối kế toán.

Vai trò của tiền và các khoản tương đương tiền theo thông tư 200

Các khoản tương đương tiền đóng vai trò quan trọng đối với hệ thống tài chính của một công ty. Các nhà kinh tế học đã chỉ ra rằng có thể ước tính xem việc có hay không nên đầu tư vào một công ty thông qua khả năng tạo nguồn tiền và các khoản tương đương tiền bởi sự phản ánh khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của một công ty. 

Tiền và khoản tương đương tiền đồng thời còn phản ánh tình hình hoạt động của doanh nghiệp khi thể hiện khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.

Dòng trên cùng của bảng cân đối kế toán luôn biểu đạt tiền hoặc các khoản tương đương tiền của một công ty vì những tài sản này là những tài sản có tính thanh khoản cao nhất.

Mục đích của các công ty giữ những khoản này là đáp ứng sự các cam kết về tiền mặt ngắn hạn hơn là sử dụng để đầu tư hoặc phục vụ cho các mục đích khác. Đây là nguồn dự kinh phí dự trù tiền mặt được dùng đối phó với các tình huống bất ngờ như thiếu hụt doanh thu, cải thiện hay thay thế máy móc, hoặc các trường hợp chưa được dự tính khác không có trong kế hoạch.

Trong một số trường hợp nhất định, một công ty có thể áp dụng hình thức lưu trữ vốn dưới dạng tương đương tiền. Thứ nhất, khoản tiền đó phải là một phần của vốn lưu động ròng (tài sản lưu động trừ đi nợ ngắn hạn), được sử dụng để giao dịch hàng tồn kho, chi trả cho các chi phí hoạt động và thực hiện các giao dịch mua khác. 

Ngoài ra, với những công ty có tiền và các khoản tương đương tiền dồi dào có thể kiếm lãi tiền thông qua công cụ này trong thời gian chờ sử dụng.

Các khoản tương đương tiền là loại tài sản có tính linh động cao.

Hạn chế của các khoản tương đương tiền theo thông tư 200

Mặc dù các khoản tương đương tiền đem lại nhiều lợi ích như vậy,  theo một cách nào đó, các khoản tương đương tiền vẫn có khả năng đem lại sự thất thu do tạo ra sự “giam vốn”. Công ty có thể sử dụng tiền với mục đích đầu tư vào các dự án sản xuất, kinh doanh tiềm năng nhằm  tạo ra một tỷ lệ lãi cao hơn.

Quy chung lại, các khoản tiền đầu tư ngắn hạn không thể theo kịp tỷ lệ lạm phát nếu có tỷ suất sinh lợi thấp hơn.

Do đó, lời khuyên cho các doanh nghiệp để tối ưu hiệu quả sinh lời của nguồn vốn chỉ nên duy trì tiền ở một mức độ nhất định.

Kết luận

Lượng tiền và các khoản tương đương tiền theo thông tư 200 mà một công ty nắm giữ có vai trò quan trọng đối với các chiến lược chung của công ty. Các nhà kinh tế đã đưa ra những giả thuyết để xác minh về khối lượng mà công ty đang nắm giữ. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như ngành hay giai đoạn tăng trưởng của doanh nghiệp.

CyberBook là phần mềm kế toán cung cấp đầy đủ các chức năng nghiệp vụ với tốc độ xử lý nhanh, nhiều tiện ích hữu hiệu sẽ hỗ trợ quản lý hiệu quả công tác tài chính, kế toán cho doanh nghiệp của bạn:

  • Chi phí hợp lý: CyberBook online linh hoạt lựa chọn theo nghiệp vụ và quy mô hoạt động giúp tối ưu chi phí cho doanh nghiệp.
  • Công nghệ hiện đại: CyberBook được xây dựng trên nền tảng công nghệ hiện đại, sao lưu và phục hồi dữ liệu an toàn, bảo mật cao.
  • Tốc độ xử lý: Tốc độ xử lý nghiệp vụ và chiết xuất báo cáo siêu nhanh, ngay cả khi sử dụng phần mềm liên tục trong nhiều năm.
  • Liên kết đa nền tảng: Tích hợp phần mềm kế toán với hóa đơn điện tử, thuế điện tử, ngân hàng điện tử,… khiến cho công việc kế toán trở nên đơn giản và dễ dàng.

Kính mời quý doanh nghiệp, Anh/Chị kế toán viên trải nghiệm dịch vụ miễn phí dùng thử không giới hạn thời gian của CyberBook. Mọi thắc mắc xin liên hệ theo số hotline 19002038 để được tư vấn và hỗ trợ.

—————————

Phần mềm kế toán trực tuyến CyberBook