Hướng dẫn cách lập và nộp BCTC năm 2021

Theo quy định của Bộ tài chính, thời hạn nộp báo cáo tài chính cho cơ quan thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch, hoặc năm tài chính đối với hồ sơ quyết toán thuế năm. Do đó thời gian này các doanh nghiệp cần nhanh chóng hoàn thiện Báo cáo tài chính để nộp đúng thời hạn được yêu cầu. 

Bài viết dưới đây sẽ đưa ra các bước lập và nộp báo cáo tài chính năm 2021 nhanh chóng nhất!

Xác định quy mô doanh nghiệp trước khi lập báo cáo tài chính

Điều quan trọng để lập được Báo cáo tài chính đúng, thì doanh nghiệp cần phải xác định được quy mô doanh nghiệp của mình để lựa chọn chế độ kế toán cho phù hợp.

  • Đối với doanh nghiệp siêu nhỏ: áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 133 hoặc 132.
  • Đối với doanh nghiệp nhỏ: sử dụng chế độ kế toán theo Thông tư 133 hoặc 200.
  • Đối với doanh nghiệp lớn phải áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 200.

Với doanh nghiệp áp dụng theo Thông tư 133, Hệ thống báo cáo tài chính năm gồm:

  • Báo cáo tình hình tài chính 
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
  • Bản thuyết minh Báo cáo tài chính
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (khuyến khích lập)
  • Bảng cân đối tài khoản

Với các doanh nghiệp áp dụng theo Thông tư 200, Hệ thống báo cáo tài chính năm gồm:

  • Bảng cân đối kế toán
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 
  • Bản thuyết minh Báo cáo tài chính

Hướng dẫn lập Báo cáo tài chính năm 2021

Bước 1: Sắp xếp, tập hợp các chứng từ kế toán

Các chứng từ kế toán cả một năm của doanh nghiệp sẽ xuất hiện liên tục, ví dụ như các hóa đơn đầu vào, hóa đơn đầu ra, bảng chấm công, bảng lương, phiếu nhập kho…

Do đó để có thể lập Báo cáo tài chính, thì trước tiên kế toán cần xếp các chứng từ kế toán cẩn thận, chi tiết theo đúng trình tự thời gian. Điều này giúp cho việc kiểm tra, kê khai báo cáo được thuận lợi, dễ dàng hơn.

Bước 2: Hạch toán

Sau bước sắp xếp và thu thập các chứng từ cẩn thận, kế toán viên sẽ tiến hành hạch toán các khoản đó một cách hợp lý, hợp pháp vào sổ sách kế toán.

Hiện nay không chỉ sử dụng excel làm công cụ lưu trữ, mà còn có phần mềm kế toán với nhiều tính năng nổi bật giúp đẩy nhanh quá trình xử lý công việc.

Bước 3: Phân loại các nghiệp vụ phát sinh theo tháng, quý

Để có thể kê khai được bản báo cáo tài chính năm chuẩn các, trước đó kế toán doanh nghiệp cũng cần phân loại rõ ràng các nghiệp vụ phát sinh như: Phân loại các chi phí trả trước, chi phí khấu hao,…

Bước 4: Kiểm tra và tổng hợp các nghiệp vụ phát sinh theo từng nhóm tài khoản

Đây là một bước rất quan trọng để tổng hợp thông tin kê khai cho nhanh chóng và chính xác. Theo đó, kế toán có thể rà soát theo các nhóm tài khoản như sau:

Kiểm tra nhóm hàng tồn kho: Cần kiểm tra xem hàng tồn kho có bị âm hay không. Trường hợp âm thì kế toán cần tìm hiểu rõ nguyên nhân và điều chỉnh lại cho hợp lý, chính xác. Áp dụng chạy giá vốn theo phương pháp tính hàng tồn kho đã đăng ký.

Kiểm tra nhóm công nợ phải thu và phải trả: Đối chiếu lại với khách hàng thông qua biên bản đối chiếu công nợ cuối năm rồi rà soát, kiểm tra các phát sinh bên có và bên nợ để có thể phản ánh đúng nghiệp vụ, tính toán được các rủi ro công nợ cũng như công nợ về thuế có thể gặp phải.

Kiểm tra các khoản đầu tư: Kế toán doanh nghiệp cần kiểm tra lại các hồ sơ đầu tư, phân tích rõ bản chất, phương pháp hạch toán rồi cân đối chứng từ để ghi nhận đầu tư, phản ánh đúng hiệu quả đầu tư thông qua biên bản họp và các tài liệu, báo cáo tài chính bên nhận đầu tư đã cung cấp.

Kiểm tra các khoản chi phí trả trước để xem việc kê khai đã phản ánh đúng thực tế hay chưa.

Kiểm tra tài sản cố định: Tính toán nguyên giá, thời gian sử dụng, nguyên tắc ghi nhận và phân bổ khấu hao theo đúng quy định. Ngoài ra, khi rà soát tài sản cố định, kế toán cũng cần lưu ý quy định của Thông tư số 151/2014/TT-BTC về nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT và chi phí không được trừ tính thuế TNDN đối với xe ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống.

Đối với năm 2021, để có thể được miễn giảm thuế thì kế toán viên sẽ cần lưu ý thêm Nghị định số 92/2021/NĐ-CP về một số giải pháp của Chính phủ nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân chịu tác động của dịch Covid 19.

Kiểm tra Doanh thu: Kế toán tiến hành kiểm tra doanh thu từng sản phẩm đã phản ánh theo giá thị trường hay chưa, biến động của giá bán và nguyên nhân biến động để đưa ra các quy định phù hợp.

Kiểm tra giá vốn: Kế toán cần kiểm tra và đảm bảo giá vốn từng mã hàng hóa, dịch vụ được phản ánh chính xác, mức độ chính xác thể hiện ở lãi gộp.

Kiểm tra chi phí quản lý: Kế toán kiểm tra và đảm bảo sự hợp lý của hồ sơ, tỷ lệ chi phí trên doanh thu, các tài khoản, ghi nhận chi phí được phản ánh đúng với thực tế và phù hợp nguyên tắc kế toán.

Bước 5: Thực hiện bút toán tổng hợp và kết chuyển

Sau khi đã rà soát kỹ các số liệu cần thiết, kế toán sẽ tiến hành thực hiện bút toán kết chuyển doanh thu, chi phí, kết chuyển lỗ lãi và đảm bảo các tài khoản từ đầu 5 đến đầu 9 không có số dư cuối kỳ.

Bước 6: Lập báo cáo tài chính

Sau khi đã tổng hợp hết tất cả số liệu, kế toán viên lập báo cáo tài chính trên phần mềm Hỗ trợ khai thuế (HTKK) theo thứ tự sau:

  • Đăng nhập vào phần mềm HTKK bằng tài khoản của doanh nghiệp.
  • Chọn chức năng “Báo cáo tài chính” và lựa chọn bộ báo cáo tài chính phù hợp với chế độ kế toán mà doanh nghiệp đang áp dụng.
  • Màn hình hiển thị giao diện “Niên độ tài chính”, điền đầy đủ thông tin được yêu cầu rồi nhấn “Đồng ý” để giao diện “Nhập tờ khai” hiển thị.
  • Ở giao diện “Nhập tờ khai”, kế toán viên điền đầy đủ thông tin được yêu cầu ở 3 bảng CĐKT, KQHĐSXKD, LCTTTT hoặc LCTTGT. Sau khi hoàn tất các thao tác, kế toán viên nhấn “Ghi” và đợi thông báo “Đã ghi dữ liệu thành công” là hoàn thành.
  • Kế toán thực hiện “Kết xuất XML” và lưu file dữ liệu vào máy tính để nộp lên cơ quan thuế.

Nơi nhận nộp Báo cáo tài chính

      Căn cứ theo quy định tại Điều 110 Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp thì quy định chi tiết về nơi nhận báo cáo tài chính như sau:

a.

  • Đối với các doanh nghiệp Nhà nước đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải lập và nộp BCTC cho Sở Tài chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
  • Đối với doanh nghiệp Nhà nước Trung ương còn phải nộp BCTC cho Bộ Tài chính (Cục Tài chính doanh nghiệp).
  • Đối với các loại doanh nghiệp Nhà nước như: Ngân hàng thương mại, công ty xổ số kiến thiết, tổ chức tín dụng, doanh nghiệp bảo hiểm, công ty kinh doanh chứng khoán phải nộp BCTC cho Bộ Tài chính (Vụ Tài chính ngân hàng hoặc Cục Quản lý giám sát bảo hiểm).
  • Các công ty kinh doanh chứng khoán và công ty đại chúng phải nộp BCTC cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch chứng khoán.

b. Các doanh nghiệp phải gửi BCTC cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý thuế tại địa phương. Đối với các Tổng công ty Nhà nước còn phải nộp BCTC cho Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế).

c. Doanh nghiệp có đơn vị kế toán cấp trên phải nộp BCTC cho đơn vị kế toán cấp trên theo quy định của đơn vị kế toán cấp trên.

d. Đối với các doanh nghiệp mà pháp luật quy định phải kiểm toán BCTC thì phải kiểm toán trước khi nộp BCTC theo quy định. BCTC của các doanh nghiệp đã thực hiện kiểm toán phải đính kèm báo cáo kiểm toán vào BCTC khi nộp cho các cơ quan quản lý Nhà nước và doanh nghiệp cấp trên.

e. Cơ quan tài chính mà doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) phải nộp BCTC là Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đăng ký trụ sở kinh doanh chính.

g. Đối với các doanh nghiệp Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ, ngoài các cơ quan nơi doanh nghiệp phải nộp BCTC theo quy định trên, doanh nghiệp còn phải nộp BCTC cho các cơ quan, tổ chức được phân công, phân cấp thực hiện quyền của chủ sở hữu theo Nghị định số 99/2012/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế.

h. Các doanh nghiệp (kể cả các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) có trụ sở nằm trong khu chế  xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao còn phải BCTC năm cho Ban quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao nếu được yêu cầu.

 Lời kết

Chúng tôi hi vọng bài viết sẽ giúp cho việc lập và nộp Báo cáo tài chính của bạn nhanh chóng hơn. Nếu bạn còn thắc mắc cần giải đáp thì hãy liên hệ ngay với đội ngũ hỗ trợ qua:

  • Địa chỉ văn phòng giao dịch: Tầng 4, tòa nhà T608B, Tôn Quang Phiệt, Cổ Nhuế 1, Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội.
  • Tổng đài: 1900 2038

—————————

Xác định quy mô doanh nghiệp quan trọng như nào trong BCTC

Điều quan trọng để lập được Báo cáo tài chính đúng, thì doanh nghiệp cần phải xác định được quy mô doanh nghiệp của mình để lựa chọn chế độ kế toán cho phù hợp.
Đối với doanh nghiệp siêu nhỏ: áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 133 hoặc 132.
Đối với doanh nghiệp nhỏ: sử dụng chế độ kế toán theo Thông tư 133 hoặc 200.
Đối với doanh nghiệp lớn phải áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 200.

Lập BCTC gồm mấy bước

BCTC gồm 6 bước :
Bước 1: Sắp xếp, tập hợp các chứng từ kế toán
Bước 2: Hạch toán
Bước 3: Phân loại các nghiệp vụ phát sinh theo tháng, quý
Bước 4: Kiểm tra và tổng hợp các nghiệp vụ phát sinh theo từng nhóm tài khoản
Bước 5: Thực hiện bút toán tổng hợp và kết chuyển
Bước 6: Lập báo cáo tài chính

Phần mềm kế toán trực tuyến CyberBook

One thought on “Hướng dẫn cách lập và nộp BCTC năm 2021

  1. Pingback: CyberLotus ra mắt CyberBook - Phần mềm kế toán trực tuyến - CyberBook

Comments are closed.