Hướng dẫn các bước lập báo cáo tài chính chi tiết nhất

Các bước lập báo cáo tài chính

Tại các doanh nghiệp, kế toán đều phải nắm rõ các bước lập báo cáo tài chính để tổng kết, thông báo về tình hình hoạt động kinh doanh. Nắm vững các bước lập báo cáo tài chính giúp kế toán chủ động trong nghiệp vụ và hạn chế tối đa sai sót. Vậy bạn đã biết làm thế nào để lập một bản báo cáo tài chính hoàn chỉnh, chính xác? Cùng CyberBook tham khảo bài viết dưới đây nhé. 

Quy định chung khi lập báo cáo tài chính

Trước khi lập báo cáo tài chính, điều quan trọng là các chủ doanh nghiệp phải xác định được quy mô doanh nghiệp. Từ đó, kế toán sẽ lựa chọn chế độ kế toán để áp dụng chính xác nhất.

Căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành, chế độ kế toán cho các doanh nghiệp siêu nhỏ sẽ được áp dụng theo Thông tư 132/2018/TT-BTC hoặc Thông tư 133/2016/TT-BTC. Đối với chế độ kế toán cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ được áp dụng theo Thông tư 133/2016/TT-BTC. 

Trong đó quy định:

  • Với những doanh nghiệp có quy mô hoạt động siêu nhỏ sẽ được xác định là các doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp dựa theo phương pháp tính tỷ lệ % doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ và phương pháp tính trên thu nhập tính thuế.
  • Với những doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ (có thể bao gồm cả doanh nghiệp siêu nhỏ) sẽ được xác định là các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, thành phần kinh tế theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoại trừ doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, công ty đại chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán, liên hiệp hợp tác xã, các liên hợp tác xã theo đúng quy định tại Luật Hợp tác xã.

Như vậy, khi tiến hành lập và nộp báo cáo tài chính, các doanh nghiệp cần chú ý và tuân thủ những quy định chung như sau:

  • Áp dụng nộp báo cáo tài chính theo Thông tư 133/2016/TT-BTC đối với những doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ
  • Áp dụng nộp Báo cáo tài chính năm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC đối với riêng doanh nghiệp có quy mô kinh doanh lớn. 
Các bước lập báo cáo tài chính
Các bước lập báo cáo tài chính

Các bước lập báo cáo tài chính

Bước 1: Tổng hợp giấy tờ, chứng từ kế toán

Các giấy tờ, chứng từ kế toán là tài liệu chứng thực phản ánh hoạt động của doanh nghiệp hàng ngày. Các loại chứng từ cụ thể có thể kể đến:: phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, hóa đơn đầu vào, hóa đơn đầu ra, sổ phụ ngân hàng,…

Để có thể lên được một bản báo cáo chính xác, việc tổng hợp giấy tờ, chứng từ kế toán là bước đầu tiên kế toán cần phải làm. Trước hết, kế toán viên phải thu thập lại toàn bộ các chứng từ kế toán, kiểm tra tính hợp lệ và hợp pháp của các loại chứng từ đó. Sau đó, sắp xếp lại một cách khoa học theo các trình tự: sắp xếp theo thứ tự thời gian, những chứng từ gốc như hóa đơn đầu ra và hóa đơn đầu vào gốc sẽ kẹp cùng chứng từ hạch toán hay sắp xếp theo Danh mục bảng kê thuế.

Bước 2: Hạch toán trong phần mềm kế toán

Sau khi đã sắp xếp các chứng từ kế toán của doanh nghiệp thật cẩn thận, kế toán sẽ ghi chép lại các nghiệp vụ đó vào sổ kế toán thông qua phần mềm kế toán hoặc excel. 

Phần mềm kế toán sẽ hỗ trợ kế toán viên tạo lập, tìm kiếm, sửa chữa và xóa bỏ rất nhanh chóng. Từ đó thuận tiện cho việc kiểm soát, hạn chế sai sót nhất có thể.

Bước 3: Phân bố khấu hao và các chi phí trả trước

Để có thể phân bổ khấu hao và các chi phí trả trước, các kế toán viên phải hạch toán phân bổ chi phí phát sinh hàng tháng sao cho khớp với thời gian phân bổ hợp lý đúng quy định.

Ở một số doanh nghiệp đặc thù, để đáp ứng được các yêu cầu về quản trị chi phí một cách cụ thể nhất, các kế toán sẽ lập thêm một bảng phân bổ chi phí khác. Đó có thể là các khoản chi như: bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, tiền lương, hay các chi phí phát sinh, mua ngoài khác,… 

Những khoản chi này sẽ được phân bổ chi tiết tới từng sản phẩm, dự án hay hợp đồng. Bên cạnh đó, các khoản chi phí phụ khác như: chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng sẽ được hạch toán và phân bổ đến từng phòng ban, bộ phận trong doanh nghiệp đó.

Bước 4: Hạch toán các khoản ước tính và kết chuyển

Đây chính là một trong các bước lên báo cáo tài chính vô cùng quan trọng. Bởi bước làm này sẽ giúp cho việc tổng hợp các thông tin kê khai được diễn ra nhanh chóng và chính xác nhất. Các khoản ước tính và kết chuyển bao gồm các khoản như sau:

  • Rà soát lại các bút toán đánh giá sự chênh lệch tỷ giá cuối kỳ
  • Kiểm tra lại các khoản doanh nghiệp đầu tư
  • Kiểm tra các khoản chi phí cần trả trước như: chi phí kiểm toán, lương tháng 13, thưởng tết âm lịch,…
  • Rà soát và kiểm tra các công nợ cần phải thu và trả của doanh nghiệp
  • Hạch toán các chi phí quản lý doanh nghiệp

Bước 5: Kiểm tra và đối chiếu với các số liệu trong sổ sách

Để thực hiện bước kiểm tra đối chiếu với các số liệu trong sổ sách được nhanh chóng và chính xác nhất, các kế toán cần lưu ý hai điểm sau:

  • Kiểm tra và đối chiếu số liệu kế toán với từng Tài khoản, số liệu giữa các Tài khoản với nhau, hay số liệu giữa Tài khoản với chứng từ thực tế phát sinh…
  • Kế toán cần nắm rõ các quy định trong quá trình kiểm tra soát xét các Tài khoản để lên Báo cáo tài chính.

Bước 6: Các bút toán kết chuyển cuối kỳ

Khi đã hoàn thành kiểm tra và bổ sung các bút toán còn thiếu, các kế toán sẽ thực hiện tiếp các bút toán kết chuyển doanh thu cuối kỳ, chi phí và kết chuyển lỗ/lãi cho doanh nghiệp. Việc kết chuyển phải diễn ra đúng trình tự, đảm bảo các tài khoản từ đầu 5 cho đến đầu 9 không xuất hiện số dư.

Với những doanh nghiệp sử dụng phần mềm kế toán, các bút toán kết chuyển sẽ được cài đặt tự động trong phần mềm. Kế toán viên chỉ cần nhập thời gian, kết chuyển sẽ được thực hiện một cách thuận tiện và nhanh chóng.

Bước 7: Lên Báo cáo tài chính chi tiết

Khi đã kiểm tra và thực hiện tổng hợp đầy đủ thông tin, mọi nghiệp vụ kinh tế của doanh nghiệp đều được phản ánh chính xác từng số liệu, sổ sách. Dựa vào hướng dẫn quy định cụ thể tại Thông tư 133/2016/TT-BTC hoặc Thông tư 200/2014/TT-BTC, kế toán sẽ tiến hành lập báo cáo tài chính cho doanh nghiệp.

Những lưu ý khi lập báo cáo tài chính

Một báo cáo tài chính bao gồm các báo cáo nhỏ cùng giấy tờ cơ bản đi kèm như: bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và bản thuyết minh báo cáo tài chính.

Căn cứ vào Khoản 3 Điều 29 Luật kế toán 2015, quy định thời hạn nộp báo cáo tài chính của doanh nghiệp như sau:

Đối với Doanh nghiệp nhà nước:

  • Thời hạn nộp báo cáo quý: Chậm nhất 20 ngày kể từ ngày kết thúc quý
  • Thời hạn nộp báo cáo năm: Chậm nhất 30 ngày kể từ sau ngày kết thúc năm tài chính.

Đối với Các tổng công ty:

  • Thời hạn nộp báo cáo quý: Chậm nhất 45 ngày kể từ ngày kết thúc quý.
  • Thời hạn nộp báo cáo năm: Chậm nhất 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

Đối với Các đơn vị kế toán trực thuộc:

Thời hạn nộp báo cáo tài chính quý, năm cho đơn vị kế toán cấp trên  sẽ dựa theo thời hạn do đơn vị cấp trên quy định.

Đối với các Doanh nghiệp tư nhân, các công ty hợp danh: Chậm nhất là 30 ngày tính từ ngày kết thúc năm tài chính.

Đối với Các Doanh nghiệp khác còn lại: Chậm nhất là 90 ngày tính từ ngày kết thúc năm tài chính.

Trên đây là hướng dẫn chi tiết các bước lập báo cáo tài chính nhanh chóng cho các doanh nghiệp. Hy vọng qua bài viết này, CyberBook sẽ giúp khách hàng cập nhật thêm những thông tin mới nhất về báo cáo tài chính. 

Quý khách hàng có thể tham khảo phần mềm kế toán CyberBook – giải pháp kế toán hàng đầu cho mọi doanh nghiệp. CyberBook đã và đang là dịch vụ hỗ trợ đắc lực cho kế toán doanh nghiệp, giúp các kế toán lập báo cáo tài chính một cách nhanh chóng và chính xác tối đa. 

Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn về phần mềm kế toán, hãy liên hệ ngay với CyberBook theo hotline 19002038 để biết thêm thông tin chi tiết.

—————————

Phần mềm kế toán trực tuyến CyberBook